Cấu trúc cột sống cổ
Không hề biết mình bị gãy cột sống
Chị Trần Thị Hoa (SN 1987, công nhân may) đã bật khóc khi bác sĩ phát hiện gãy trượt eo lưng số 5. Chị thắc mắc: “Em không làm gì nặng, cũng không bị té ngã gì hết, sao lại bị gãy xương cột sống?”. Chị làm công nhân may khoảng 8 năm nay, hay có thói quen ngồi trên ghế và cúi xuống lấy đồ dưới thấp khiến cột sống lưng của chị bị gãy lúc nào không hay biết.
Bác sĩ tại Phòng khám Đức Phúc cho biết đa số bệnh nhân bị gãy hoặc gãy trượt xương cột sống được phát hiện tại phòng khám chỉ đau lưng, vẫn đi lại được, khi biết mình gãy trượt xương thì họ rất bất ngờ.
Chị Hoa chỉ bị đau lưng 4-5 tháng trở lại đây. Đặc biệt, khi ngồi chồm hổm thì chị bị tê chân, không đứng lên được. Chị thấy ngày càng mệt mỏi, không thiết làm việc, ăn ngủ không ngon. Chị nói: “Để làm giảm những cơn đau, tôi phải dùng thuốc giảm đau hằng ngày”.
Nên kiểm tra cột sống định kỳ
Tại Phòng khám Đức Phúc, đa số bệnh nhân đến khám bị gãy trượt xương nhưng không biết, khi được bác sĩ khám thì mới phát hiện. Đôi khi nguyên nhân rất nhỏ, như có bệnh nhân do bị loãng xương nhưng tập thể dục quá nặng không phù hợp (xoay vặn cúi nhanh, mạnh liên tục với tốc độ nhanh, thể dục lắc vòng hay tập aerobic khi tuổi hơn 45…) hoặc do khi massage, nhân viên massage đứng lên lưng người bệnh để day lưng. Có trường hợp đá banh, chơi tennis khởi động ít, vận động mạnh, nhanh khi cơ căng, té ngồi, không đau nhiều ngay khi té, dần dần đau lưng hoặc dọc chân, khi đến khám thì phát hiện gãy xương sống...
Biểu hiện của xương sống gãy trượt thường là đau lưng, đau ngang thắt lưng lan sang hai bên xương hông và xương bàn tọa, có thể đau lan xuống đùi và xuống dưới chân, cho cảm giác tê, đau lăn tăn. Lưng cúi xuống bị hạn chế và đau, bắp thịt yếu, mất phản xạ theo đường dây thần kinh L5. Vì thế, khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra cột sống. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, lâu ngày sẽ chèn ép từ vừa đến nặng lên tủy sống và rễ thần kinh, có thể gây dập – đứt dây thần kinh. Nếu trượt xương lâu trước đó có thể gây mọc nhánh theo chiều lớp sụn lòi ra. Nhánh xương có thể cà rách màng ngoài lớp tủy hoặc dây thần kinh. Biến chứng nặng nhất là gây tàn phế, mất khả năng làm việc.
Phòng khám Đức Phúc 174 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1 - TPHCM (địa chỉ cũ Phòng khám Thần kinh - Cột sống 38 Tú Xương, quận 3 - TPHCM). Lịch khám: Các ngày từ thứ hai đến thứ sáu, buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; buổi chiều từ 13 giờ đến 18 giờ 30 phút. Riêng thứ bảy chỉ khám buổi sáng. |
Bình luận (0)