Đây là ca ghép gan thứ 2 từ người cho sống thực hiện tại bệnh viện này. Riêng người cho gan là anh H.G.T (18 tuổi), đã xuất viện trước đó nửa tháng trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Các bác sĩ cho rằng xã hội cần thay đổi tư duy về việc nguồn tạng hiến, một tạng hiến có thể cứu nhiều người
Bác sĩ Phạm Hữu Thiện Chí, Phó Khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện viện Chợ Rẫy, cho biết hiện miếng ghép bệnh nhân đáp ứng tốt, các chỉ số sinh hiệu ổn định, an toàn. Bệnh nhân phải uống thuốc miễn dịch chống thải ghép, tuyệt đối tránh các nhiễm trùng cơ hội và tái khám hàng tuần để đánh giá lại tổng trạng.
Bệnh viện cũng cử một nhóm chuyên viên đến nhà bệnh nhân để hướng dẫn về các bố trí phòng ở, vệ sinh khử khuẩn phòng ốc cho ông T.. Trong 3 tháng đầu, bệnh nhân cách ly, hạn chế tiếp xúc bên ngoài nhưng các chế độ sinh hoạt tối thiểu trong gia đình thì thoải mái.
Người đàn ông gan hư được cứu từ phần thân thể của người con
Ông H.C.T. bị suy gan giai đoạn cuối và viêm gan B, đã 3 lần hôn mê. Ngày 15-8, ca ghép gan được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy với sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện ASAN - Hàn Quốc.
Theo PGS-TS Nguyễn Tấn Cường, nguyên Trưởng Khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy Bệnh viện viện Chợ Rẫy, nhu cầu cần ghép gan tại Việt Nam hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn tạng phù hợp hiến hiện nay rất hiếm hoi, rất cần sự chia sẻ cộng đồng xã hội.
Chỉ riêng tại Khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy Bệnh viện viện Chợ Rẫy, mỗi năm có khoảng 1.000 trường hợp cần ghép gan. Vấn đề cho hiến tạng ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ngay cả đối với các trường hợp chết não.
Như Báo Người Lao Động Online đã thông tin, bệnh nhân T. bị xơ gan do rượu và viêm gan B, suy gan giai đoạn cuối, đã 3 lần hôn mê. Trước khi phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, đảm bảo cho việc phẫu thuật ghép gan thực hiện. Người hiến tặng gan là con trai bệnh nhân, anh H.G.T (18 tuổi).
Bình luận (0)