Táo bón được xác định khi người nào đó đi tiêu dưới 3 lần/tuần. Rất nhiều người phải sống chung với tình trạng táo bón kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Họ có cảm giác đầy hơi, xu hướng đi ngoài ra phân khô, cứng, có thể gây đau rát ..
Không có cách chữa táo bón nào được đảm bảo duy nhất, bởi vì có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu các phương pháp tự nhiên như tăng lượng nước và chất xơ không giúp giảm táo bón thì một loại thuốc mới có cách tiếp cận hoàn toàn khác xử lý tình trạng.
Cụ thể, loại thuốc mới có tên Vibrant của công ty Vibrant Gastro (Mỹ) sẽ tạo ra các cơ chế rung kích thích các cơn co thắt để đào thải chất thải ra ngoài một cách tự nhiên.
Vibrant vẫn có dạng viên con nhộng nhưng thực chất nó không phải là thuốc. Do đó, khi nuốt vào cơ thể, thay vì giải phóng thuốc nó sẽ rung để kích thích ruột kết khi nó đi qua.
Để hoạt động thì thuốc Vibrant cần được cho vào 1 cái đế và dùng điện thoại thông minh để kích hoạt rồi uống trước khi ngủ.
Cơ chế hoạt động của nó sẽ rung 3 giây rồi dừng 3 giây. Thời gian hoạt động sẽ là trong 2 tiếng, rồi nghỉ 6 tiếng và rung tiếp trong 2 tiếng tiếp theo. Đây là để giả lập cách tế bào thần kinh kích hoạt nhu động ruột để đẩy chất thải ra ngoài.
Vibrant cần được cho vào 1 cái đế và dùng điện thoại thông minh để kích hoạt rồi uống trước khi ngủ. Ảnh: Vibrant Gastro
Cuối cùng, viên Vibrant vẫn còn nguyên vẹn sẽ theo chất thải ra ngoài, song không dùng lại được.
Hiệu quả của thuốc đã được chứng minh qua thử nghiệm với 200 người bị táo bón lâu năm. Những người này được cho uống viên nhộng mỗi đêm trong vòng 8 tuần.
Kết quả, 40% cho biết họ có thể đi cầu thêm được ít nhất 1 lần trong 1 tuần. Chỉ có 23% của nhóm 149 người dùng giả dược có được kết quả tương tự.
Thuốc trị táo bón Vibrant của Vibrant Gastro. Ảnh: Vibrant Gastro
Sản phẩm hầu như không gây tác dụng phụ như tiêu chảy. Tuy nhiên, một số ít người thử nghiệm chia sẻ họ thực sự cảm thấy có cái gì đó rung trong bụng của mình, song không đến nỗi quá khó chịu để sử dụng hàng ngày.
Vibrant đã thực sự được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt vào tháng 8 năm ngoái nhưng đến nay mới có thể được đưa vào kê đơn để chữa bệnh.
Bình luận (0)