xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trở lại trường

NGUYỄN THUẬN - PHƯƠNG HOA

Cha mẹ cần hỗ trợ và khích lệ cho trẻ, thực hiện các lịch trình sinh hoạt như ở trường để trẻ quen dần

Tiến sĩ Lê Minh Công, Phó Khoa Công tác xã hội Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM), cho biết trong giai đoạn giãn cách xã hội đã làm gia tăng khá nhiều các vấn đề sức khỏe tinh thần đến trẻ, chẳng hạn gia tăng những thói quen xấu như thức khuya, dậy trễ, ăn uống không đúng giờ, truy cập internet nhiều… Với những trẻ thiếu các năng lực cảm xúc - xã hội, sẽ bị lệ thuộc vào môi trường an toàn ở nhà và gặp khó khăn khi thích ứng trở lại với môi trường trường học.

Thảo luận với con

Theo TS Lê Minh Công, những hạn chế vừa kể trên dẫn tới trẻ sẽ khó khăn khi thích ứng với bối cảnh mới như: đi học hoặc chơi với bạn, thậm chí trẻ có thể giảm sút chất lượng học tập và bị bắt nạt trong trường học. Nhiều trẻ khác có thể có những khó khăn về cảm xúc - hành vi như lo âu, trầm cảm, thu mình hay gây hấn, lăng xăng… điều này có thể gia tăng khi trẻ trở lại trường với nhiều rào cản, khó khăn.

Nhiều trẻ khuyết tật, nhất là tình trạng khuyết tật về trí tuệ hay học tập có thể làm trẻ khó khăn khi trở lại trường học sau bao ngày học trực tuyến và trẻ không thể tiếp thu kiến thức, nội dung học tập. Nhiều trẻ khác vì duy trì thói quen học trực tuyến có thể dẫn tới việc khó tiếp cận, thích ứng với việc học trực tiếp, nhất là với các trẻ đầu cấp.

Do đó, việc hỗ trợ để trẻ có đời sống tinh thần khỏe mạnh phải được cha mẹ, thầy cô thực hiện thường xuyên, ngay cả giai đoạn giãn cách xã hội và đặc biệt là khi quay trở lại trường học. TS Công cho biết việc đầu tiên cần làm là cha mẹ luôn phải duy trì các thói quen của trẻ dù hoàn cảnh nào để trẻ có thể tích cực hóa hành vi của mình. Từ việc tích cực hóa hành vi có thể làm cho đời sống thể chất, tinh thần khỏe mạnh.

Ngoài ra, cha mẹ và thầy cô hãy dành thời gian quan sát cảm xúc, hành vi và quá trình nhận thức của trẻ xem có đang phải trải qua những khó khăn gì hay không để từ đó có các chiến lược hỗ trợ kịp thời. Nếu trẻ đang rơi vào một tình huống khủng hoảng thì cần bên cạnh, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ cách thức để vượt qua khủng hoảng.

Nếu trẻ có các rối loạn cảm xúc - hành vi, hãy kết nối trẻ với một chuyên gia tâm lý lâm sàng hay tham vấn tâm lý để hỗ trợ trẻ một cách chuyên nghiệp. Muốn hiểu được trẻ, cha mẹ cần lắng nghe, thấu hiểu và gợi mở để trẻ có thể bộc lộ bản thân mình. Đừng đánh giá trẻ mà luôn lắng nghe vô điều kiện, phản hồi tích cực và dành thời gian thích đáng cho trẻ.

"Trong giai đoạn đầu trở lại trường, cha mẹ cần dành thời gian để hỗ trợ cho con thích ứng dần với lối sống, cách thức mới. Việc này đòi hỏi phải thực hiện một cách từ tốn và có phương pháp. Ví dụ, cha mẹ hãy thảo luận với con về việc trở lại trường như thế nào? Chuẩn bị tâm thế ra sao? Chuẩn bị những vật dụng gì? Nếu có khó khăn thì phải làm sao?" - TS Công cho hay.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trở lại trường - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin cho học sinh ở Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP HCM. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Thúc đẩy sự tự lập

TS Lê Thị Mai Liên, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM), khuyến cáo phụ huynh cần thúc đẩy sự tự lập của trẻ. Cha mẹ để trẻ tự ăn mặc, giúp đỡ sắp xếp bàn ăn, dọn ăn, chuẩn bị sách vở… Những hành động này khiến trẻ thích nghi với trường học dễ dàng hơn.

TS Mai Liên cho rằng sau một thời gian dài, cô giáo cũ và bạn cũ trở nên lạ do không gặp nhau trực tiếp từ 5 đến 7 tháng, cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ với việc kết nối lại bạn bè và trường học bằng cách khuyến khích trẻ kết nối với bạn và giáo viên qua việc nhắn tin, gọi điện.

Các bậc phụ huynh cần phải kích thích động cơ của trẻ về việc đến trường, nếu trẻ không muốn đến trường, cha mẹ có thể chia sẻ cảm xúc với con và giữ một số thói quen trước đây để giúp trẻ không bị sốc đột ngột do sự thay đổi.

Kể cả ở nhà, trẻ cũng cần thực hiện các lịch trình sinh hoạt như ở trường, theo một thời gian có cấu trúc. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho con đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm hằng ngày càng giống với thời gian biểu ở trường.

Đại dịch Covid-19 khiến trẻ không đến trường thời gian dài, bị hạn chế vận động thể chất, thiếu kết nối xã hội với bạn cùng lứa, cảm xúc tiêu cực từ cha mẹ…, ít nhiều đã làm cho trẻ cảm thấy khó khăn khi quay trở lại trường học. Vì vậy, theo TS Mai Liên, cha mẹ cần tạo một môi trường hỗ trợ và khích lệ cho trẻ, luôn phản ứng tích cực trước những câu hỏi và biểu hiện cảm xúc của trẻ. Thể hiện sự ủng hộ và cho trẻ biết rằng trẻ có quyền cảm thấy bực bội hoặc lo âu vào những thời điểm chuyển từ học ở nhà sang học ở trường, trẻ cần thời gian thích ứng. Thông thường trẻ cần vài tuần hoặc cả tháng. Đây là một điều hết sức bình thường.

Theo kế hoạch dự kiến, TP HCM sẽ ưu tiên cho học sinh cuối cấp lớp 9, lớp 12 đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 đi học trực tiếp trở lại vào đầu tháng 12. Nhiều chuyên gia cho rằng, phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ ngay thời điểm này để có thể dễ dàng trở lại nhịp độ học bình thường.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo