xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyên gia lên tiếng về "đứng một chân thử đột quỵ" đình đám trên mạng

NGUYỄN THẠNH

(NLĐO)-Việc "đứng một chân thử đột quỵ" mới chỉ là nghiên cứu bước đầu nên chưa hoàn toàn xác thực đầy đủ về mặt khoa học để ứng dụng thực tế.

Thông tin được chia sẻ tại tọa đàm "Đột quỵ gia tăng ở người trẻ-Giải pháp nào để phòng tránh" do Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành TP HCM tổ chức ngày 17-12 thu hút hơn 300 bạn trẻ, sinh viên tham gia.

TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP HCM, cho biết đột quỵ khởi phát từ các nguyên nhân phổ biến: Dị dạng mạch máu não; túi phình động mạch dọa vỡ; cục máu đông (huyết khối)... Đột quỵ không chừa một ai và xảy ra vào bất kỳ lúc nào, đặc biệt với những người trong độ tuổi từ 18- 40, đang lúc lập thân, cống hiến thì phải lìa xa cuộc sống vì đột quỵ. Với 100 người không may bị đột quỵ, chỉ 10 người được cứu sống và bình phục hoàn toàn, 40 người được cứu sống nhưng để lại nhiều di chứng, 50 người còn lại không qua khỏi.

Chuyên gia lên tiếng về đứng một chân thử đột quỵ đình đám trên mạng - Ảnh 1.

Hàng trăm bạn trẻ, sinh viên quan tâm vấn đề đột quỵ tại tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, các bạn trẻ cũng đề cập phương pháp sàng lọc đột quỵ đang "đình đám" trên mạng xã hội: Đứng 1 chân, giơ thẳng 2 tay, nhắm mắt, giữ tư thế này dưới 20 giây thì có nguy cơ đột quỵ.

BS Huỳnh Thanh Ân, Viện Y dược học dân tộc TP HCM, giải đáp phương pháp nói trên xuất phát từ một nghiên cứu của Đại học Y khoa Tokyo, được công bố hồi năm 2014. Nghiên cứu được thực hiện đối với hơn 1.500 người, thực hành cách "đứng một chân". Kết quả cho thấy với một số người đứng dưới 20 giây các kết quả cận lâm sàng cho thấy có một số tổn thương mao mạch... Những thương tổn này cũng có thể hình thành nguyên nhân gây đột quỵ.

Dù không bác bỏ phương thức sàng lọc đột quỵ "đứng một chân", song BS Ân cho rằng đó chỉ là nghiên cứu bước đầu nên chưa hoàn toàn xác thực đầy đủ về mặt khoa học để ứng dụng thực tế. Đó là lý do đến nay phương pháp đứng một chân chưa được giới y khoa chính thức xem là phương thức sàng lọc đột quỵ, tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo