Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP HCM cho biết như vậy tại buổi họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào chiều 24-8.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP HCM cung cấp thông tin tại buổi họp báo
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, UBND TP giao Công an TP làm đầu mối in và quản lý cấp giấy đi đường cho các lực lượng theo nhóm được phép lưu thông của TP. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đã hiểu sai. Công an TP được giao in và cấp giấy đi đường về các đơn vị đầu mối theo văn bản của UBND TP về quy định 17 nhóm đối tượng thẩm quyền được cấp. Đơn vị đó vẫn là đơn vị đầu mối tập hợp và báo về Công an TP danh sách, số lượng, và Công an TP sẽ cấp in và cấp ngược lại cho đơn vị chủ quản và các đơn vị chủ quản có trách nhiệm cấp cho cán bộ, công nhân viên và doanh nghiệp, các đơn vị quản lý.
"Công an TP không trực tiếp cấp giấy đi đường mà chỉ được giao in, quản lý cấp giấy. Chỉ quản lý được lượng giấy cấp ra bao nhiêu, cấp cho đơn vị nào, trong giấy có quy định một số nội dung về kỹ thuật để quản lý và có mã QR code để người sử dụng quét và khai báo thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư" - Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin.
Theo ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, việc cấp giấy đi đường là một trong những thao tác để góp phần cho việc thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội. Công an TP là cơ quan được đặt nhiệm vụ in giấy đi đường, còn việc giải quyết của cơ quan chủ quản trên cơ sở danh sách đăng ký. Tuy nhiên, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng việc cấp giấy đi đường gặp khá nhiều thông tin từ các cơ quan phản ánh. Tỉ lệ nhận giấy đi đường còn khá khiêm tốn, trong đó có các cơ quan báo chí.
"Công an TP HCM và đơn vị trực tiếp nhận nhiệm vụ cần khẩn trương hơn và có sự xem xét đặc thù, cân đối tỉ lệ hợp lý trong việc cấp giấy đi đường; không thể thả dạt, cào bằng nhưng cũng cần xem xét để tạo điều kiện cho các đơn vị làm nhiệm vụ tốt" - ông Phan Nguyễn Như Khuê nhấn mạnh.
Bình luận (0)