Theo đó, nữ bệnh nhân N.T.N. (75 tuổi; ngụ tỉnh Đồng Tháp) nhập viện và điều trị tại một bệnh viện ở Cần Thơ từ 27-7 đến 31-7. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường và lao phổi 15 năm. Bệnh 5 ngày, bệnh nhân N. đột ngột ho ra máu tươi lượng nhiều, khoảng trên 500ml. Trong qua trình điều trị, phát hiện thêm bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp thành trước ST chênh lên ngày thứ 2. Mới đây, bệnh nhân ho ra máu tái phát lượng nhiều, các bác sĩ tim mạch can thiệp tại bệnh viện nhận định đây là một trường hợp có chỉ định can thiệp nút tắc động mạch phế quản nên chuyển đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Bạc, lúc đang được phẫu thuật
Do có thông tin từ bệnh viện chuyển đến nên các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ đã tiến hành hội chẩn gồm nhiều chuyên khoa. Các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp ho ra máu lượng nhiều, tái đi tái lại nhiều lần, nguy cơ ho ra máu nhiều, phối hợp một bệnh lý là nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên ngày thứ 2, rất nguy hiểm.
Kết quả hội chẩn thống nhất là chỉ định điều trị cho bệnh nhân bằng phương chuyên khoa để cầm máu cấp cứu, do ho ra máu trước, có thể nguy cơ tử vong do mất máu cấp và suy hô hấp cấp. Hơn nữa, bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên ngày thứ 2. Ê-kíp can thiệp do các bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành can thiệp cho bệnh nhân.
Dưới màn hình chụp động mạch xóa nền (DSA), bệnh nhân đã được các bác sĩ đặt một ống thông nhỏ đi từ động mạch đùi đến động mạch phế quản. Ghi nhận hình ảnh tăng sinh động mạch phế quản phổi phải, cấp máu từ động mạch phế quản và ngực trong phải.
Can thiệp bằng cách luồn chọn lọc vi ống thông lần lượt vào động mạch phế quản và ngực trong phải, chụp xác định vị trí và tiến hành bơm tắc động mạch bằng hỗn hợp: 2 lọ PVA (Poly Vinyl Alcohol). Chụp kiểm tra thấy tắc hoàn toàn các mạch máu tăng sinh.
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không ho ra máu thêm và dự kiến sẽ can thiệp mạch vành trong vài ngày tới.
Bình luận (0)