xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuối năm, cảnh giác thực phẩm bẩn, thuốc dỏm

NGUYỄN THẠNH

Chín tháng của năm 2016, hơn 345.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã được kiểm tra, trong đó có gần 57.000 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm

Tình trạng chất lượng thực phẩm trên thị trường đang diễn biến phức tạp, mất an toàn gây không ít lo ngại cho cộng đồng, đặc biệt vào dịp cuối năm.

Tính mạng bị đe dọa

Vụ ngộ độc thực phẩm trường học xảy ra trên địa bàn TP HCM mới đây gây lo ngại trong giới phụ huynh học sinh. Đây là vụ ngộ độc xảy ra chiều 25-11 tại Trường THCS Phước Lộc (huyện Nhà Bè) khiến 18 học sinh nhập viện.


Một trường hợp ngộ độc rượu đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: NGỌC DUNG

Một trường hợp ngộ độc rượu đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: NGỌC DUNG

Trưa hôm đó, một nhóm người đến trường này tiếp thị sữa. Họ không xin phép nhà trường mà đứng ngoài cổng phát sữa cho học sinh. Sau khi uống, nhiều học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, có em đau bụng dữ dội và được chuyển đến Bệnh viện huyện Nhà Bè cấp cứu. Điều đáng nói là sản phẩm sữa mà các học sinh này uống đựng trong những chai nhựa trắng, không nhãn hiệu. Theo bác sĩ Trần Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nhà Bè, trung tâm đang phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP HCM điều tra vụ việc này.

Danh sách cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP HCM bị Chi cục ATVSTP xử phạt ngày càng dài vào những tháng cuối năm. Mới đây, hơn 40 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh ăn uống đã bị phạt với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục ATVSTP TP HCM, các hành vi vi phạm chủ yếu là: sử dụng khu vực chế biến, bảo quản không bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường; không có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại; không có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; không có đủ trang thiết bị phù hợp theo quy định để xử lý nguyên liệu, chế biến, bảo quản thực phẩm; sản xuất, bán ra thị trường thực phẩm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định ATTP; hàng hóa ghi không đúng nhãn; cống rãnh ở khu vực nhà bếp không thông thoát, gây ứ đọng; sử dụng phụ gia thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép…

Theo Bộ Y tế, TP HCM là địa bàn trọng điểm của các hoạt động kinh doanh thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu. Giáp Tết, tần suất buôn bán cao, đồng thời hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng cũng gia tăng. “Hành vi gian lận trong lĩnh vực y tế ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người dân, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng chống” - ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, quan ngại.

Xử phạt 26 tỉ đồng

Ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế, cho biết trong 9 tháng của năm, 345.106 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã được kiểm tra, trong đó có 56.978 cơ sở vi phạm về ATTP, chiếm 16,51%. Ngoài việc xử phạt hơn 26 tỉ đồng, 145 cơ sở còn bị đình chỉ hoạt động, 133 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành... Đó là chưa kể hàng ngàn loại thực phẩm bị tiêu hủy do không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng... Tình trạng làm giả giấy tờ, hồ sơ diễn ra phức tạp, trong đó có nhiều vi phạm về sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả, tự tạo giấy phép ATVSTP...

Theo Bộ Y tế, tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả thường bùng phát vào dịp cuối năm. Thời gian qua, Bộ Y tế cùng với Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã tăng cường truy quét buôn lậu, hàng giả, kém chất lượng liên quan đến lĩnh vực sức khỏe trên quy mô toàn quốc. Riêng TP HCM, mới đây, đoàn Bộ Y tế cũng đã triệu tập các ngành chức năng để triển khai công tác thanh - kiểm tra.

Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cho biết mặt hàng bị làm giả nhiều nhất hiện nay là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Thời gian qua, nhiều vụ vi phạm lớn của những đường dây, ổ nhóm hoạt động tinh vi đã bị phanh phui. Có những vụ nghiêm trọng đến nỗi đoàn công tác phải bố trí cả lực lượng mang vũ khí đi theo để bảo vệ.

Buôn lậu dược liệu ngày càng tinh vi

Ông Bùi Thanh Tùng, Cục Quản lý Y dược cổ truyền - Bộ Y tế, cho biết tình trạng buôn lậu mặt hàng dược liệu cũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Gần đây, cơ quan chức năng đã kiểm tra, thu giữ hàng chục tấn dược liệu không rõ nguồn gốc. Nổi cộm là vụ Công ty TNHH Đông dược Hòa Phú (TP HCM) bị cục phát hiện sai phạm và chuyển cơ quan điều tra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo