Nhóm khoa học gia từ Đại học South Australia đã phân tích dữ liệu của 5.158 người trưởng thành được theo dõi trong 7 năm. Các tác giả nhận thấy những người đang sử dụng chất làm ngọt nhân tạo (ABS), thứ tạo ra vị ngọt trong các đồ uống, bánh kẹo ăn kiêng, đang tăng cân nhanh hơn những người không sử dụng, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Đồ uống ăn kiêng chứa chất làm ngọt nhân tạo không hề giúp "giữ eo" như đa phần mọi người nghĩ - ảnh minh họa từ Internet
Nguyên nhân chủ yếu là hệ vi khuẩn đường ruột của họ đã bị thay đổi theo hướng bất lợi, đồng thời những người này đang ăn, uống các thực phẩm thiếu lành mạnh quá nhiều bởi luôn tưởng rằng đồ uống ăn kiêng dùng nhiều cũng không sợ mập.
Thậm chí, nếu thay thế đồ uống ăn kiêng bằng nước trái cây hay các đồ uống có đường thông thường khác, nguy cơ tiểu đường của họ sẽ... giảm 7% so với người dùng đồ uống ăn kiêng.
Giáo sư Peter Clifton, người đứng đầu nghiên cứu cho biết riêng tại Úc, việc sử dụng đồ uống ăn kiêng đã tăng 200% ở trẻ em và 54% ở người lớn trong 20 năm qua. Đó là con số đáng báo động. Một số trước đây còn tìm thấy mối liên quan giữa ASB trong đồ uống và thực phẩm ăn kiêng với sự tăng nguy cơ chết sớm do bệnh tim mạch, đột quỵ và mất trí, nhưng không tìm ra cơ chế đích xác.
Một nghiên cứu khác từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) thì phát hiện ra rằng các chất làm ngọt nhân tạo đã làm rối loạn cơ chế chuyển hóa của cơ thể, do đó khiến chủ nhân dễ mắc các vấn đề chuyển hóa như bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Current Atherosclerosis Reports.
Bình luận (0)