Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Jennifer Doudna từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) cho hay trước đây, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào những thay đổi đối với protein đột biến của virus, loại protein mà nó sử dụng để lây nhiễm vào các tế bào, và tin rằng những thay đổi này làm cho chủng Delta lây nhanh hơn.
Tuy nhiên, công trình mới cho rằng chính R203M, có vai trò làm thay đổi cấu trúc cơ thể của virus, mới là chìa khóa khiến nó "thống trị" toàn cầu.
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 (Ảnh minh họa từ Internet)
Theo Science, R203M chỉ có ở Delta, cho phép virus tiêm mã di truyền vào tế bào chủ nhiều hơn tới 10 lần so với các phiên bản cũ. Khi xâm nhập cơ thể, nó lập trình các tế bào khỏe mạnh để giải phóng nhiều hạt virus hơn, từ đó lây nhiễm sang nhiều tế bào hơn, giúp nó nhân lên nhanh chóng.
Cụ thể, R203 đã thay đổi nucleocapsid (N) của virus SARS-CoV-2, có thể hiểu như một lớp áo protein bao quanh thông tin di truyền hay bộ gene, được giấu bên trong virus. Lớp áo này đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và giải phóng vật chất di truyền của virus khi xâm nhập cơ thể.
Nhóm nghiên cứu cho rằng R203M là bước đột phá giải thích tại sao người bệnh Covid-19 do chủng Delta có tải lượng virus cao hơn nhiều so với người mắc các chủng cũ, dù cùng một mức độ bệnh nặng như nhau.
Tuy nhiên, dù SARS-CoV-2 biến đổi tới đâu, theo một nghiên cứu trước đó từ King's College London (KCL - Anh), vắc-xin "truyền thống" vẫn sẽ phát huy hiệu quả tối ưu mà không cần nỗ lực chuyển hướng để tấn công riêng một biến chủng nào.
Theo công trình này, vắc-xin quá chú trọng vào biến chủng này sẽ kém hiệu quả với biến chủng khác, trong khi các vắc-xin ban đầu nhắm vào SARS-CoV-2 nguyên bản thì có hiệu quả phổ quát hơn. Phát hiện này dựa trên chính kháng thể tự nhiên ở các bệnh nhân Covid-19 thời kỳ đầu, vẫn phát huy khả năng chống lại các biến chủng Alpha, Beta và Delta cực kỳ hiệu quả sau 10 tháng mắc bệnh.
Bình luận (0)