xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải oan cho Quinvaxem!

NGỌC DUNG

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định vắc-xin Quinvaxem an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng tại Việt Nam nhưng không loại trừ khả năng tiếp tục xảy ra tai biến sau khi tiêm

Hơn 2 tháng tạm ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib) trên toàn quốc, sáng 20-6, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức họp báo công bố kết quả đánh giá độ an toàn của vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1”.

Đề xuất sớm sử dụng lại Quinvaxem

PGS-TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết ngày 17-6, WHO đã gửi công thư đến Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định vắc-xin Quinvaxem phù hợp để sử dụng trong các chương trình tiêm chủng quốc gia.

Theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia - kết quả đánh giá các trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1” do các chuyên gia WHO vừa thực hiện tại Việt Nam cho thấy từ năm 2010 đến nay, trong số 43 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm có 27 trường hợp tử vong đều không liên quan đến tiêm chủng. 9 trường hợp có thể coi là liên quan đến tiêm vắc-xin nhưng đều hồi phục. Các trường hợp còn lại được xác định không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc-xin. Cũng theo kết quả đánh giá này, từ đầu năm 2013 đến nay, tại Việt Nam có 5 trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem nhưng đều không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc-xin.

img
Liên tiếp xảy ra tai biến sau tiêm vắc-xin Quinvaxem khiến các bậc cha mẹ hoài nghi về độ an toàn của vắc-xin này. Ảnh: BÍCH NGỌC

Đại diện Bộ Y tế khẳng định đây không phải là lần đầu tiên quá trình kiểm định vắc-xin Quinvaxem cho kết quả an toàn. Tuy nhiên, căn cứ vào công bố của WHO cũng như kinh nghiệm tại các nước đã dùng lại vắc-xin Quinvaxem sau một thời gian tạm dừng như Sri Lanka, Bhutan và kết luận của Hội đồng Tư vấn sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ, đề xuất cho phép tiếp tục sử dụng vắc-xin này trong thời gian sớm nhất.

TS Takeshi Kasai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh việc sử dụng vắc-xin Quinvaxem sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. “Khu vực Đông Nam Á có nhiều bệnh truyền nhiễm, đe dọa sức khỏe, tính mạng của trẻ. Nếu càng kéo dài việc ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem thì nguy cơ mắc 5 bệnh càng lớn” - ông Takeshi Kasai lo ngại.

Khó tránh tai biến

Mặc dù khẳng định vắc-xin Quinvaxem an toàn nhưng ông Takeshi Kasai cảnh báo nguy cơ tiếp tục xảy ra các phản ứng phụ vì không có vắc-xin nào an toàn tuyệt đối. Đồng quan điểm, GS Nguyễn Trần Hiển cho biết khi sử dụng vắc-xin có thể xảy ra các phản ứng sau tiêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác hoặc do cơ địa của trẻ. “Chúng ta có thể thấy trước các tai biến nặng sau tiêm vắc-xin như: sốt cao, co giật thậm chí tử vong. Tuy nhiên, việc điều tra thu thập thông tin sẽ được thực hiện ngay để khẳng định chính xác nguyên nhân. Đó sẽ là chứng cứ thuyết phục, tin cậy để có thể đưa ra quyết định chính xác việc ngưng hay sử dụng, giải quyết được tận gốc các nghi ngại về vắc-xin” - ông Hiển khẳng định.

Cũng theo ông Hiển, Sri Lanka đã tạm dừng 2 năm để điều tra về các ca tử vong, tai biến nặng sau tiêm vắc-xin Quinvaxem, sau đó lại cho sử dụng tiếp. Tuy nhiên, số ca tai biến nặng còn xảy ra nhiều hơn. Tuy vậy, Sri Lanka đã kịp thời làm rõ nguyên nhân, nhờ đó khẳng định được chính xác các trường hợp tử vong do bệnh lý liên quan, góp phần giải oan cho vắc-xin.

Theo kết quả điều tra của WHO, các thành phần trong vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem được sản xuất tại 3 quốc gia. Cụ thể, thành phần viêm gan B được sản xuất tại Hàn Quốc; thành phần DPT (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà) sản xuất tại Đức; thành phần Hib (phòng viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) sản xuất tại Ý và Hàn Quốc.

Hàn Quốc dùng vắc-xin giá đắt

Trả lời câu hỏi “tại sao Hàn Quốc là nước sản xuất vắc-xin Quinvaxem nhưng hiện cũng không sử dụng vắc-xin này trong chương trình tiêm chủng, phải chăng do vắc-xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào, gây nguy cơ tai biến cao”, TS Takeshi Kasai giãi bày: “Chúng tôi không rõ vì sao Hàn Quốc không sử dụng Quinvaxem nhưng theo thông tin chúng tôi biết được, Hàn Quốc có quy trình, lịch tiêm khác và nhu cầu sử dụng vắc-xin khác do tình hình bệnh tật không giống như Việt Nam. Hiện có 2 loại
vắc-xin được sử dụng song song, 1 là toàn tế bào, 1 loại là vô bào và đều phòng bệnh rất tốt. Loại vắc-xin được dùng ở Hàn Quốc (vô bào) rất đắt, gấp 10 lần Quinvaxem”.

Đại diện WHO cũng cho biết thêm nếu so sánh các phản ứng sau tiêm thì vắc-xin sử dụng ở Hàn Quốc có các phản ứng tại chỗ (đau, sưng, sốt) ít hơn so với Quinvaxem, còn về phản ứng nặng thì cả 2 loại đều tương đương nhau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo