xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỹ thuật mới chữa ung thư gan

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Kỹ thuật mới đặt stent trong lòng stent giúp duy trì sự sống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối với chất lượng sống tốt hơn

Thấy da vàng nhẹ, sốt không giảm, thi thoảng đau nhói vùng hạ sườn, ông Nguyễn Văn V. (51 tuổi, ngụ TP HCM) đi khám và phát hiện khối u ở gan kích thước 3,9 cm và có dấu hiệu di căn.

Khó phát hiện sớm

Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ phần gan mang khối u kết hợp điều trị bằng thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư di căn phát triển. Ông V. đã hồi phục sau phẫu thuật, hiện vẫn được theo dõi sức khỏe và tái khám định kỳ.

Theo Globocan (Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế), ung thư gan là ung thư đứng đầu tại Việt Nam, trong đó 90% số ca ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Tỉ lệ mắc mới ung thư gan là 26.418 ca mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ung thư và 77% số ca ung thư gan là nam giới. Ung thư gan cũng là ung thư có số ca tử vong dẫn đầu với 25.272 ca, chiếm 21% tổng số ca tử vong do ung thư.

Các triệu chứng lâm sàng sớm nhất của ung thư gan thường không điển hình và dễ bị bỏ qua. Tình trạng nhiễm virus viêm gan B, C tiến triển thành ung thư gan mất từ 20 đến 30 năm. Do đó, ung thư gan khó phát hiện sớm vì nhiều người không có thói quen khám sàng lọc. Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân phát hiện ung thư gan ở giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật.

PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết những người mắc các bệnh về gan mạn tính như viêm gan B mạn, viêm gan C mạn và xơ gan thường có nguy cơ cao bị ung thư gan. Theo thống kê, có từ 80%-90% người bệnh từng bị xơ gan tại thời điểm chẩn đoán ung thư gan. Ngoài ra, với những người có tiền sử gan nhiễm mỡ, đái tháo đường type II hoặc do các yếu tố khác như di truyền, nghiện rượu, nghiện thuốc lá… cũng thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư gan.

Kỹ thuật mới chữa ung thư gan - Ảnh 1.

Khám, tư vấn về bệnh gan cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Cơ hội mới cho người bệnh

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đình Song Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Trưởng Khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) - thông tin mỗi năm, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 3.500-4.000 trường hợp mắc mới ung thư gan. Nguyên tắc chữa bệnh là giải quyết các khối ung thư gan, điều trị bệnh lý nguyên nhân và yếu tố nguy cơ (viêm gan siêu vi B, C, xơ gan…). Đến nay, bệnh viện đã áp dụng nhiều phương pháp hiện đại trong điều trị ung thư gan như: phẫu thuật cắt gan, thủ thuật phá hủy khối u gan bằng sóng cao tần (RFA) và vi sóng (MWA, lần đầu tiên tại Việt Nam), nút mạch hóa chất (TACE).

TS-BS Trần Công Duy Long, Trưởng Đơn vị Ung thư gan mật Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết với sự tiến bộ của khoa học và y học, hiện nay đã có rất nhiều kỹ thuật điều trị bệnh ung thư gan tùy theo từng giai đoạn bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị được cân nhắc dựa trên sức khỏe, chức năng gan, mức độ xơ gan và tình trạng ung thư. Các tiến bộ ngoại khoa trong phẫu thuật nội soi cắt gan, ghép gan… đã mở ra cơ hội sống cho người bệnh, đặc biệt là các trường hợp ung thư giai đoạn cuối.

Còn theo bác sĩ chuyên khoa II Lâm Quốc Trung, Phó trưởng Khoa Hóa trị ung thư Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khi phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, có thể điều trị ung thư gan triệt để với các phương pháp: đốt khối u bằng sóng cao tần (kích thước khối u nhỏ hơn 3 cm), phẫu thuật loại bỏ phần gan mang khối u và phẫu thuật ghép gan. Tuy nhiên, khi bệnh tiến đến giai đoạn tiến xa hoặc giai đoạn muộn, người bệnh sẽ được chỉ định liệu pháp điều trị toàn thân. Ngoài liệu pháp cổ điển là hóa trị, y học hiện nay đã có những liệu pháp tân tiến khác như: liệu pháp nhắm trúng đích (ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư), liệu pháp miễn dịch (kích hoạt hệ thống miễn dịch cơ thể tự tiêu diệt tế bào ung thư), liệu pháp kháng sinh mạch máu (ức chế sự phát triển các mạch máu ở khối u).

Tại Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM) áp dụng kỹ thuật mới, phức tạp là đặt stent trong lòng stent để duy trì sự sống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối.

ThS-BS Nguyễn Thế Toàn, Phó trưởng Khoa Ngoại Bệnh viện Gia An 115, phân tích stent giúp tái lưu thông dịch mật từ gan xuống tá tràng, ngăn ngừa các biến chứng do tắc mật, giúp kéo dài thời gian sống cũng như chất lượng sống của người bệnh ung thư gan. Với những người bệnh ung thư giai đoạn cuối, chỉ cần người bệnh và người nhà còn hy vọng, các bác sĩ sẽ nỗ lực hết mình để mở thêm những cánh cửa, giúp người bệnh sống lâu hơn với chất lượng sống tốt hơn. 

Nên tầm soát thường xuyên

Các triệu chứng ung thư gan cụ thể thường không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Để tầm soát ung thư gan, người bệnh sẽ phải thực hiện một số phương pháp như siêu âm chẩn đoán hình ảnh kết hợp xét nghiệm đo nồng độ AFP (protein huyết tương) trong máu, nội soi ổ bụng, làm sinh thiết, chụp X-quang cắt lớp và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo