xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ không cắt giảm thuốc kháng HIV cho Việt Nam sau ký kết TPP

Lê Thoa

(NLĐO) – Đó là khẳng định của Đại sứ Mỹ Ted Osius trong buổi thăm Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS quận 4 cùng Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM Rena Bitter ngày 16-10.


Đại sứ Mỹ Ted Osius bắt tay lãnh đạo Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS quận 4

Đại sứ Mỹ Ted Osius bắt tay lãnh đạo Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS quận 4

Tại buổi làm việc, đại sứ đã tham quan trung tâm và gặp gỡ bệnh nhân, gia đình họ và các nhân viên y tế Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng quận 4, nơi cung cấp các chương trình phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho các cá nhân có nguy cơ nhiễm và truyền nhiễm HIV cao.

Sau khi gặp nhiều bệnh nhân HIV/AIDS đang được chăm sóc và điều trị tại trung tâm, Đại sứ Osius bày tỏ ông rất lạc quan vì đã được nghe “những câu chuyện tuyệt vời về những người được điều trị thành công tại Trung tâm Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng quận 4 và sau đó lại chia sẻ những gì họ học được với những người có nguy cơ bị lây nhiễm khác”. Ông cho rằng đây là mô hình rất có ý nghĩa về mặt nhân đạo lẫn kinh tế.

Trước nỗi lo thuốc kháng virus HIV sẽ bị cắt giảm sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP, ông Ted Osius cho rằng điều này không đúng. Theo ông, ngay trong vòng đàm phán TPP, các nhà lãnh đạo cũng cũng đã xem xét nhằm đảm bảo những loại thuốc điều trị các dịch bệnh như HIV/AIDS sẽ luôn sẵn có như trước khi chưa ký kết.


Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM Rena Bitter trò chuyện cùng bệnh nhân và người nhà tại trung tâm

Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM Rena Bitter trò chuyện cùng bệnh nhân và người nhà tại trung tâm

 


Khoảnh khắc ông Ted Osius hỏi thăm thân tình bệnh nhi HIV

Khoảnh khắc ông Ted Osius hỏi thăm thân tình bệnh nhi HIV

Đại sứ Ted Osius cũng phủ nhận mối liên hệ giữa việc Mỹ ngưng tài trợ chương trình phòng chống HIV/AIDS vào năm 2017 với Hiệp định TPP Việt Nam vừa ký kết. “Xưa nay, chính phủ Mỹ đã cam kết hỗ trợ khá nhiều. Bây giờ, chúng tôi cần có những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực hạn chế sẽ được sử dụng tốt hơn trên toàn cầu”, ông giải thích.

Đại sứ Osius còn nêu bật quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Mỹ trong phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, cũng như cam kết của Việt Nam về tăng cường hỗ trợ cho việc điều trị kháng virus (ARV) và đẩy mạnh các hoạt động nhằm kiềm chế bệnh dịch.

Phân tích lợi thế về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, Đại sứ Mỹ Ted Osius cho rằng Việt Nam có quyết tâm lớn, lãnh đạo tốt trong công cuộc phòng chống HIV, là nước châu Á đầu tiên có thể cam kết đạt mục tiêu “90-90-90” (Phấn đấu đến năm 2020, có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định).


Đại sứ Ted Osius trò chuyện cùng các cán bộ y tế

Đại sứ Ted Osius trò chuyện cùng các cán bộ y tế

Ngoài ra, đội ngũ y tế Việt Nam đóng vai trò tích cực trong việc đẩy mạnh chương trình và có sự hợp tác rất tốt với quốc tế trong 10 năm nay và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy vậy, ông Ted Osius cho biết thách thức đặt ra cho Việt Nam trong việc phòng chống HIV thời gian tới là sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế sẽ giảm đi. Do đó, Việt Nam sẽ cần phải nỗ lực thêm rất nhiều nhằm đạt được các mục tiêu 90-90-90 của UNAIDS.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đại sứ Mỹ tới một cơ sở y tế về HIV/AIDS ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Mỹ, TP HCM hiện có hơn 26.000 người đang được điều trị HIV/AIDS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo