xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngưng thở do nhồi máu cơ tim mà cứ tưởng ngộ độc

Nguyễn Thạnh

(NLĐO)- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vừa cứu sống một người Hàn Quốc bị ngưng tim, ngưng thở do nhồi máu cơ tim cấp nhưng người nhà cứ nghĩ do bị ngộ độc thực phẩm.

Ngày 28-2, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho hay đêm 21-1, ông L.S.K (52 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đau tức ngực dữ dội kèm nôn ói liên tục khoảng 1 giờ trước nhập viện.

Ngưng thở do nhồi máu cơ tim mà cứ tưởng ngộ độc - Ảnh 1.

Ngay khi tiếp nhận, người bệnh được thực hiện đo điện tâm đồ và các bác sĩ nhanh chóng nhận ra đó là biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm: Nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh ngay lập tức được xử trí theo phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim cấp: thở ô-xy, tiêm thuốc giảm đau ngực, dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (chống đông máu)… , đồng thời giải thích cho gia đình để can thiệp động mạch vành cấp cứu cho người bệnh. Trong thời gian đó, người bệnh được theo dõi liên tục điện tim qua monitor.

Tuy nhiên, chỉ 10 phút sau khi nhập viện, khi đang được chăm sóc và theo dõi, chờ quyết định của gia đình, người bệnh rơi vào cơn rung thất, co giật, ngưng tim – ngưng thở. Ê kíp cấp cứu của Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã sốc điện phá rung và phục hồi được nhịp tim cho người bệnh.

Ngay sau đó, người bệnh được đưa vào phòng thông tim để can thiệp. Hiện người bệnh hết đau ngực, hết khó thở, đang được theo dõi.

Theo bác sĩ Trần Nguyễn An Huy - Khoa Tim mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu tim mạch với những biến chứng nguy hiểm như trường hợp ngưng tim ở người bệnh nói trên. Nếu không được xử trí kịp thời tại cơ sở y tế, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng.

"Khi gặp các triệu chứng như đau tức ngực trái hoặc sau xương ức dữ dội liên tục không giảm (dấu hiệu của nhồi máu cơ tim) thì không nên chủ quan và cần đến ngay khoa cấp cứu của các bệnh viện. Nếu người bệnh được can thiệp và điều trị càng sớm càng tốt trong thời gian vàng (trong vòng 12 giờ từ khi đau ngực) thì sẽ giảm nguy cơ đột tử, giảm được biến chứng nặng nề của nhồi máu cơ tim" - BS Huy khuyến cáo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo