Theo đó, bệnh nhân nam tên D.V.H. (35 tuổi; ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng khó thở, máu chảy liên tục từ vết thương choáng mất máu nặng, da xanh, niêm trắng bệt, vã mồ hôi, mạch nhanh nhẹ, huyết áp khó đo.
Các bác sĩ trong ê-kíp phẫu thuật cho bệnh nhân.
Trong khi đó, bệnh nhân V.T.D. (34 tuổi; ngụ Thới Bình, tỉnh Cà Mau), nhập viện trong tình trạng tương tự bệnh nhân H. nhưng điều đặc biệt ở bệnh nhân này là vết thương giữa bụng, ruột non chảy máu ồ ạt. Cả 2 bệnh nhân đều được bệnh viện địa phương chuyển lên.
Tại đây, các bác sĩ Khoa Cấp cứu khẩn trương tiếp nhận, xử trí ban đầu, kích hoạt qui trình báo động đỏ nội viện và khẩn cấp chuyển bệnh nhân lên phòng mổ cấp cứu.
Bác sĩ đang chăm sóc cho bệnh nhân H. sau phẫu thuật
Khi mở bụng ra, các bác sĩ thấy máu trong ổ bụng chảy thành tia, hút ra nhiều máu loãng và máu cục, kiểm tra thấy thủng mạc treo ruột non đang chảy máu, kèm thủng những lỗ ruột non, rách mạc treo đại tràng sigma. Xử trí khâu cầm máu mạc treo, xử trí các tổn thương trong ổ bụng; đồng thời phẫu thuật dẫn lưu màng phổi (P) do tràn máu màng phổi.
Bác sĩ đang chăm sóc cho bệnh nhân D. sau phẫu thuật
Mỗi bệnh nhân được truyền số lượng đơn vị hồng cầu lắng cùng đơn vị huyết tương tươi đông lạnh và đơn vị tiểu đậm đặc. Sau thời gian phẫu thuật, hiện tại 2 bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, dẫn lưu ra ít dịch hồng lợt, da niêm hồng....được tiếp tục theo dõi và chờ ngày xuất viện.
Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ tiếp nhận, xử trí cấp cứu thành công nhiều trường hợp vết thương thấu bụng nguy kịch nhờ kích hoạt qui trình báo động đỏ nội viện. Triển khai qui trình báo động đỏ là tối ưu quá nguồn lực và thời gian "vàng" để cứu sống bệnh nhân nguy kịch. Không chỉ riêng trường hợp vết thương thấu bụng nguy kịch, đã có nhiều bệnh nhân đa chấn thương nặng, phức tạp với nguy cơ tử vong cao được cứu sống khi thực hiện quy trình báo động đỏ.
Bình luận (0)