xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước hồ bơi có gây viêm phổi hít?

Anh Thư thực hiện

(NLĐO)- Con trai người bạn tôi sau lần bị sặc nước hồ bơi được chẩn đoán là viêm phổi hít, nằm viện mấy tuần. Tôi muốn cho con đi tập bơi nhưng nghe vậy rất sợ…

Bạn đọc Trần Thị Mỹ An (nữ, 32 tuổi, quận 4, TP HCM), hỏi: Con gái tôi năm nay 5 tuổi và tôi định cho cháu đi học bơi nhưng tôi lo về chứng "viêm phổi hít" mà tôi nghe được. Một trong số các trường hợp đó là con người bạn tôi, cháu sẩy chân ở khu vực hồ sâu, được cứu kịp, chỉ sặc một ít nước và được ép cho nôn ra ngay sau đó. Nhưng cuối cùng cháu vẫn bị "viêm phổi hít", phải nằm viện mấy tuần, có vẻ nặng hơn viêm phổi thông thường ở trẻ nhỏ? Tôi cũng từng nghe đôi lần về bệnh này, toàn gặp ở mấy cháu đi bơi bị sặc, mà con nít tập bơi đứa nào chả uống nước vài lần. Tôi nên làm sao để con mình đừng bị?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Viêm phổi hít có tỉ lệ xảy ra thấp, nên bạn không nên quá lo lắng. Đúng như bạn quan sát, một số cháu bị viêm phổi hít sau khi gặp tai nạn ở hồ bơi, bị sặc nước hay đuối nước. Nguyên nhân là nước hồ bị uống vào dạ dày trào ngược lên, rồi lại bị bé hít vào đường thở, đi vào sâu và gây viêm phổi.

Đó là lý do chúng tôi hay khuyên phụ huynh khi bé bị sặc nước hay đuối nước, tuyệt đối không được ép bụng hay đặt lên vai "xốc nước" cho nước chảy ra. Hai cách sơ cứu sai được truyền miệng này không những làm em bé dễ viêm phổi hít mà còn làm mất thời gian vàng khi bé bị đuối nước, ngưng thở, làm nguy cơ tử vong gia tăng. Trong trường hợp ngưng thở do đuối nước, điều phải làm là ấn tim, thổi ngạt để bé thở lại, tim đập lại.

Còn những trường hợp sặc nước, chỉ nên kiểm tra xem bé có bị dị vật chui vào làm cản trở đường thở không, đưa bé lên nghỉ ngơi, giữ ấm cho bé. Tuyệt đối không cố làm bé nôn số nước đã uống ra vì chính hành động này có thể gây viêm phổi hít.

Trong trường hợp nước hồ bơi nhiều hóa chất hay nước ao, hồ tự nhiên mà bé tắm không được sạch, lúc về nên cho bé uống nhiều nước để cơ thể tự bài tiết phần nước ao, hồ đã uống ra ngoài. Nước không sạch, dù là hồ nhân tạo hay tự nhiên đều có thể khiến bé viêm đường hô hấp, đau bụng, tiêu chảy, bệnh ngoài da...

Ngoài ra, khi cho bé đi bơi, phụ huynh nên chuẩn bị nước muối sinh lý để sau khi bơi rửa mũi, họng cho bé, cho bé súc miệng và tắm lại sạch sẽ sau khi bơi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo