xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ráy tai mang thông tin cá nhân và chủng tộc

Tr. Lâm (Theo MNT)

(NLĐO) - Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Giác quan Hóa học Monell nêu khả năng ráy tai chứa đựng những dữ liệu đặc trưng về chủng tộc cũng như thông tin cá nhân hữu ích.

Nhóm nghiên cứu cho rằng ráy tai là chất bài tiết của cơ thể có những đặc tính quan trọng nhưng ít được quan tâm. Họ phát hiện những biến thể của gien ABCC11 khiến ráy tai có thể khô hay ướt, trằng ngà hay vàng nâu. Gien này cũng có liên quan đến sự phát sinh mùi ở nách - từng được phát hiện mang thông tin đặc trưng cá nhân.

 

Ảnh minh họa từ Riverside
Ảnh minh họa từ Riverside

 

TS George Preti, Chủ nhiệm nghiên cứu, giải thích: “Phát hiện lần đầu của chúng tôi cho thấy mùi ở nách có liên quan đến thông tin cá nhân về nhân thân, giới tính, định hướng tình dục và tình trạng sức khỏe. Chúng tôi nghĩ rằng ráy tai cũng chứa đựng những thông tin tương tự”.

Ráy tai do mồ hôi và các tuyến bã nhờn tiết ra. Nhóm nghiên cứu đã thu thập 16 mẫu ráy tai của 16 người (8 người da trắng và 8 người gốc Đông Á) được đun nóng trong từng lọ riêng khoảng 30 phút. Họ khảo sát những phân tử bay lên được gọi là thành phần hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Các VOC mang theo mùi được thu thập bằng thiết bị đặc biệt trong kỹ thuật sắc ký khí ghép khối phổ (chromatography-mass spectrometry) nhằm phân tích thành phần hóa học của các phân tử trong đó.

Các nhà khoa học nhận thấy dù có 12 dạng VOC khác nhau được phát hiện trong tất cả 16 mẫu ráy tai nhưng khối lượng của VOC thay đổi trên cơ sở sắc tộc. Theo đó, nhóm người da trắng có khối lượng của 11 VOC trong 12 VOC đó nhiều hơn người gốc Đông Á. Trên thực tế cho thấy ráy tai của người da trắng nặng mùi hơn người gốc Đông Á.

Người gốc Đông Á và người bản địa châu Mỹ từng được biết mang dạng gien ABCC11 khác người da trằng, khiến họ có ráy tai khô và nhạt màu hơn người da trắng.

Nghiên cứu cũng mở ra triển vọng mới về việc chẩn đoán một số bệnh qua mẫu ráy tai. Gien ABCC11 có liên quan đến bệnh ung thư vú. Hồi năm 2009, một nhóm nghiên cứu người Nhật Bản phát hiện rằng mùi ở nách và ráy tai có thể giúp thầy thuốc đặt nghi vấn về khả năng có nguy cơ ung thư vú cao ở phụ nữ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo