Trong lần quét đầu tiên lúc 24 tuần tuổi, các nhà nghiên cứu hiếm khi tìm thấy sự kết hợp của các biểu cảm này. Tuy nhiên, theo báo cáo trên tạp chí PLoS ONE, đến tuần thứ 36 trở lên hay một tháng cuối trước khi chào đời, cả bé trai và gái đều liên tục có những biểu cảm như đau đớn, khó chịu.
Trước đó, nhiều nghiên cứu cho rằng thai nhi cảm nhận được sự đau đớn từ tuần 24, nhưng nhiều chuyên gia nghi ngờ về kết quả này, họ cho rằng ít nhất phải đến 32 tuần trong bụng mẹ, đứa trẻ mới biết đến cảm giác đau đớn.
Trong khi đó, Tiến sĩ Reissland- người đứng đầu nhóm nghiên cứu – không tin rằng những biểu hiện nhíu mặt, cau mày là biểu hiện sự đau đớn của trẻ. Bởi khi thực hiện siêu âm, thai nhi trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh, người mẹ cũng đang thư giãn, nghỉ ngơi. Theo ông, đó chỉ là sự biểu hiện của sự trưởng thành não bộ và hệ cơ, đồng thời là “bài tập” giúp các bé sẵn sàng bước vào đời.
* Mới đây, hàng loạt các phương tiện truyền thông cũng đăng tải hình ảnh hiếm hoi về đứa trẻ chào đời trong túi ối còn nguyên vẹn.
Bác sĩ Hy Lạp Aris Tsigris – người đăng tấm ảnh lên Facebook sau một ca sinh mổ ngày 12-3 vừa qua do ông phụ trách ở Athens cho biết vì vẫn còn bọc trong túi ối nên đứa trẻ sẽ không hề biết mình đã được chào đời.
Thông thường, túi ối sẽ vỡ trong giai đoạn đầu quá trình lâm bồn, gọi là sự “vỡ ối”. Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt, vô cùng hiếm gặp, túi ối vẫn còn nguyên vẹn khi đứa trẻ chào đời. Ông cho biết điều này không gây nguy hiểm gì bởi đứa trẻ vẫn nhận được dinh dưỡng từ nhau thai. Ngay sau khi túi ối vỡ, em bé này đã có thể tự thở và khỏe mạnh.
Bình luận (0)