Bệnh trĩ là căn bệnh do giãn tĩnh mạch vùng hậu môn, thường gặp ở người trên 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do táo bón kéo dài làm cho người bệnh khi đại tiện phải rặn mạnh làm tăng áp lực trong ổ bụng, cản trở máu lưu thông trong các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Những người làm việc nặng nhọc, phải đứng hoặc ngồi xổm lâu, lại có chế độ ăn uống không hợp lý dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Triệu chứng thường gặp nhất là đại tiện ra máu tươi. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu búi tĩnh mạch nằm trên cơ thắt hậu môn thì gọi là trĩ nội. Nếu búi tĩnh mạch nằm dưới cơ thắt hậu môn và sa ra ngoài thì gọi là trĩ ngoại. Bệnh nhân có thể mắc trĩ nội hay trĩ ngoại hoặc cả hai. Trĩ nội để lâu ngày không điều trị cũng thường bị tụt xuống và sa ra ngoài làm bệnh nhân rất khó chịu. Búi trĩ có thể bị sưng đau, rỉ máu, dễ bị viêm nhiễm khi đại tiện. Do vậy, nhiều người ngại không dám đi khám ngay từ đầu, để bệnh diễn biến nặng mới đến bệnh viện.
Điều trị trĩ bao gồm nội và ngoại khoa:
Điều trị nội khoa (gồm 3 loại thuốc)
Thuốc điều trị nguyên nhân: Các thuốc có tác dụng bảo vệ thành mạch. Nhóm thuốc này thường có hoạt chất rutin, flavonoid, nhằm điều hòa thẩm thấu, tăng sức bền của thành mạch, làm giảm phù nề sung huyết các tĩnh mạch vùng hậu môn. Có các thuốc như anovate, adenosin, ampecyclal, aescin, diamoril, daflon. Các thuốc này thường ở dạng viên nén, viên bọc đường. Ngoài ra còn có dạng thuốc mỡ, dạng kem để bôi vào búi trĩ ở hậu môn có tác dụng tại chỗ như: hemeran, proctolog, pommade midy, procto-glyvenol, preparation-H.
Thuốc điều trị triệu chứng: Thường có chứa các hoạt chất chống viêm như corticoid có thể phối hợp kèm với thuốc tê để giảm đau cho bệnh nhân. Cụ thể là các thuốc: Aurobin, deliproct, titanoreine. Ngoài ra, còn có một số thuốc phối hợp với vitamin A và C để giúp chỗ vết nứt hậu môn mau lành, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dạng thuốc thích hợp cho tác dụng này là thuốc mỡ, kem để bôi, thuốc đạn để đặt vào hậu môn. Khi bị táo bón có thể dùng forlax.
Thuốc đông y: Hiện nay, Bộ Y tế đã cho vào danh mục thuốc bệnh viện loại thuốc An Trĩ Vương để điều trị bệnh trĩ ở dạng nhẹ. Thuốc cho hiệu quả tốt.
Lưu ý: Dù là thuốc điều trị nguyên nhân, triệu chứng hay thuốc đông y, trước khi sử dụng, người bệnh cần có chỉ dẫn của bác sĩ hay dược sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Áp dụng cho các trường hợp trĩ nội sa xuống và trĩ ngoại. Có thể dùng phương pháp thắt búi trĩ, tiêm thuốc vào để làm xơ teo búi trĩ. Cách điều trị ngoại khoa phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt búi trĩ bằng phương pháp Longo.
Để phòng ngừa bệnh trĩ, cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, tránh tình trạng táo bón lâu ngày. Ăn nhiều rau như rau khoai, mồng tơi, đu đủ, chuối… Uống từ 2 đến 2,5 lít nước/ngày. Những người làm việc ở các tư thế bất lợi như ngồi lâu, đứng nhiều cần phải nghỉ giải lao; đồng thời cần vận động hợp lý và siêng tập thể dục thể thao để ngăn ngừa bệnh trĩ.
Bình luận (0)