xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trạm Y tế ở TP HCM cần cơ chế mở về thuốc

LIÊN ANH - NGUYỄN THUẬN

Sở Y tế TP HCM đề xuất mở rộng danh mục thuốc tại trạm y tế được BHYT thanh toán đối với 41 loại thuốc dùng trong điều trị ngoại trú các bệnh không lây nhiễm

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát thì ngành y tế TP HCM lại đối diện với nhiều khó khăn, trong đó có tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt ở trạm y tế - nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Không lập trung tâm mua sắm tập trung của ngành y

Hai tháng nay, bệnh nhân nhận thuốc điều trị tâm thần tại Trạm Y tế Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức phải mua thuốc bên ngoài hoặc đến các bệnh viện nhận thuốc vì một số loại thuộc nhóm thuốc tâm thần đã hết. Đại diện Trạm Y tế Bình Trưng Đông cho biết đây là tình hình chung của cả thành phố, trạm đã báo cáo lên Trung tâm Y tế và được thông báo đợi. Tương tự, Trạm Y tế phường 11, quận Bình Thạnh, cũng thiếu thuốc điều trị tâm thần, bệnh nhân phải ra ngoài mua thuốc.

Ngoài thiếu thuốc cho bệnh nhân tâm thần, các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường... cũng thiếu ở nhiều trạm y tế nên người dân phải đến bệnh viện tuyến trên để nhận thuốc hoặc mua bên ngoài.

Trước những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thuốc và vật tư y tế, cuối tháng 5-2022, Sở Y tế TP HCM đã có tờ trình UBND TP đề xuất thành lập trung tâm mua sắm tập trung của ngành y tế, trực thuộc UBND TP HCM. Theo Sở Y tế, ưu điểm của đấu thầu tập trung là công khai, minh bạch, hạn chế sai sót, giảm lãng phí, danh mục mua sắm và giá hợp lý, thống nhất.

Tuy nhiên, mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết Sở Y tế đã trình đề án và UBND thành phố cũng đã báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy. Chủ trương là sẵn sàng cho việc thành lập trung tâm nhưng trước mắt, Sở Y tế củng cố lại cơ chế mua sắm hiện nay.

Theo Sở Y tế, định kỳ 1-2 năm, ngành y tế sẽ giao cho đầu mối là một bệnh viện lớn, có đủ điều kiện, đại diện đấu thầu mua sắm chung cho thành phố. Hiện Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) là đầu mối được chọn để mua sắm cho cả 2 tuyến là các bệnh viện và trạm y tế. Do đó, trước mắt, thành phố chưa thành lập và đưa vào vận hành trung tâm mua sắm chung này mà cần củng cố lại công việc đang thực hiện.

Trạm Y tế ở TP HCM cần cơ chế mở về thuốc - Ảnh 1.

Tủ thuốc tại Trạm Y tế phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM thiếu một số loại dành điều trị các bệnh không lây bởi danh mục thuốc BHYT cho tuyến cơ sở còn giới hạn. Ảnh: HẢI YẾN

Đề xuất thêm 308 danh mục thuốc đấu thầu cấp địa phương

Trong bối cảnh chưa thành lập trung tâm mua sắm tập trung của ngành y tế trong khi tình hình thiếu thuốc, nhất là ở trạm y tế diễn ra thường xuyên, mới đây, Sở Y tế TP HCM có tờ trình gửi Thường trực UBND thành phố về việc mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương.

Sở Y tế cho rằng thực tế tại các trạm y tế không có đủ các loại thuốc thông thường và cần thiết cho công tác khám, chữa các bệnh phổ biến cho người dân cư trú trên địa bàn, nhất là thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm như huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản… Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân chưa hài lòng khi đến khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế.

Sở Y tế cho biết hầu hết thuốc sử dụng tại trạm y tế do trung tâm y tế hoặc bệnh viện quận, huyện trên địa bàn thực hiện đấu thầu, mua sắm đối với 324 hoạt chất được Bộ Y tế quy định thuộc danh mục thuốc được Quỹ BHYT chi trả tại trạm y tế. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng thuốc của từng trung tâm y tế rất thấp, nhân lực thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc vừa thiếu vừa không chuyên nghiệp nên có ít nhà thầu tham gia cung ứng.

Danh mục thuốc điều trị các bệnh mạn tính không lây có khoảng 50 loại. So với danh mục thuốc tại bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế đang thiếu nhiều loại thuốc, trong đó có 41 loại thuốc được Hội đồng Chuyên môn Sở Y tế đánh giá là rất cần thiết.

Vì vậy, Sở Y tế đề nghị UBND thành phố cho mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung địa phương nhằm cung ứng đủ thuốc cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các trạm y tế. Số thuốc dự kiến mở rộng bao gồm 308 loại (không bao gồm 129 thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương theo quy định tại Thông tư 15 năm 2020 của Bộ Y tế về ban hành danh mục đấu thầu, danh mục đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá).

Ngoài ra, Sở Y tế cũng kiến nghị UBND thành phố có văn bản đề nghị Bộ Y tế cho phép thành phố được triển khai thí điểm mở rộng danh mục thuốc tại trạm y tế được BHYT thanh toán đối với 41 loại thuốc thuộc danh mục thuốc của bệnh viện hạng III, IV dùng trong điều trị ngoại trú các bệnh không lây nhiễm.

Sở Y tế cũng giao Bệnh viện Hùng Vương thực hiện gói thầu tập trung cấp địa phương mở rộng, dự kiến thực hiện vào quý I/2023. 

Phải củng cố danh mục thuốc cơ bản cho trạm y tế

PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết hiện nay thuốc ở các trạm y tế chưa đáp ứng nhu cầu điều trị, chăm sóc người bệnh mãn tính tại địa phương. Thực tế, bệnh viện cho thuốc nhưng trạm y tế bị khống chế thuốc. "Sở đang đề xuất phải có giải quyết cơ chế này. Đặc biệt, với bệnh mạn tính không lây, danh mục điều trị ngoại trú ở bệnh viện huyện và ở trạm y tế phải giống nhau. Chỉ cần trạm y tế điều trị bệnh mạn tính tốt là đủ. Do đó, trước mắt cần củng cố danh mục thuốc cơ bản cho trạm y tế" - ông Thượng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo