xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chẩn bệnh" bóng đá Việt Nam: Thành bại do... tiền

ANH DŨNG

ĐTLA và Hà Nội ACB chịu chung cảnh rớt hạng chỉ vì tiết kiệm không đúng chỗ, ngược lại, SLNA lên ngôi nhờ nhà tài trợ “bật đèn xanh” kịp thời...

V-League 2011 khép lại với 2/3 vị trí nằm ngoài dự đoán khi SLNA bất ngờ soán ngôi Hà Nội T&T còn ĐTLA theo chân ứng viên rớt hạng Hà Nội ACB trở lại Giải Hạng nhất. Trong cơn bão tiền thưởng chi phối sâu đến chuyên môn, thành bại của SLNA và ĐTLA đều nằm trong quy luật khắc nghiệt của cuộc chiến tiền bạc không hồi kết.

Chuyên nghiệp kiểu châu Âu cũng chào thua

Tiền không mua được vinh quang nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thành bại của các đội bóng. Kể cả khi đội nhà yếu thế, bầu Thắng của ĐTLA và bầu Kiên của Hà Nội ACB vẫn trung thành với phong cách làm bóng đá riêng vốn đã được dư luận ghi nhận và ủng hộ. Điển hình như ĐTLA sẵn sàng chịu tốn kém tiền tỉ để thay đổi HLV ngoại liên tục, thế nhưng chế độ tiền thưởng vẫn theo quy định mỗi tháng phải thắng bao nhiêu trận mới được thưởng. Tương tự, bầu Kiên của Hà Nội ACB giữa mùa bỏ rất nhiều tiền chiêu mộ ngoại binh nhập tịch của các đối thủ khác nhưng chuyện tiền thưởng thắng trận vẫn không thay đổi.
img
Giới cầu thủ cho rằng Hà Nội ACB (trắng) và ĐTLA rớt hạng phần lớn vì không thay đổi cơ chế tiền thưởng. Ảnh: QUANG LIÊM

Cách làm của ĐTLA và Hà Nội ACB nếu đặt trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu sẽ rất bình thường, thậm chí còn được xem là nghệ thuật xài tiền. Thế nhưng, ở V-League, nỗ lực của họ trở nên lẻ loi và bị chính người trong nhà phản ứng, bất mãn. Nhìn cầu thủ nhiều đội cũng có nguy cơ rớt hạng như V.Hải Phòng, Hòa Phát Hà Nội, V.Ninh Bình vừa thắng một trận đã chia thưởng tưng bừng, còn đội nhà thắng liên tiếp vẫn chẳng thêm được đồng nào, bản thân cầu thủ ĐTLA và Hà Nội ACB bị chi phối tư tưởng, mang tâm lý chán nản cũng là điều khó tránh khỏi. Cứ trò chuyện với cầu thủ “gạch” là lại được nghe điệp khúc... tiền: “Đội đi tập huấn đầu mùa, kéo nhau sang tận UAE làm gì cho tốn kém, tiền đó để dành giữ chân Tài Em, chiêu mộ tân binh hoặc để làm quỹ thưởng cho anh em có phải tốt hơn không. Anh em trong đội đá vì danh dự thì làm sao đá được như họ. Tiết kiệm khó có đất sống lắm!”.

Chi phối cả ngôi vương

Mùa trước, Hà Nội T&T với hầu bao rủng rỉnh của bầu Hiển đã thẳng tiến đến ngôi vô địch V-League mà không gặp bất cứ trở ngại lớn nào. Chính vì vậy, khi mùa giải 2011 bắt đầu, ngoài nhà vô địch Hà Nội T&T, chỉ có B.Bình Dương, SHB Đà Nẵng và Navibank Sài Gòn được điểm danh trong nhóm có khả năng đăng quang nhờ lực lượng có chiều sâu và đặc biệt là tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Chẳng ai nghĩ SLNA lại bất ngờ vụt sáng thành một hiện tượng thú vị khi liên tục thống trị ngôi đầu bảng kể từ vòng 9. Có thời điểm, do khoảng cách giữa đội bóng xứ Nghệ với đội nhì bảng SHB Đà Nẵng đã được nâng lên thành 7 điểm, trong khi so với Hà Nội T&T là 11 điểm, dư luận tính đến khả năng SLNA sẽ vô địch sớm ít nhất 4 vòng đấu.

Thế nhưng khi V-League bắt đầu giai đoạn lượt về, đội bóng xứ Nghệ bỗng sa sút khó hiểu, khiến cuộc đua vô địch bỗng chốc căng thẳng đến phút cuối với sự trở lại mạnh mẽ của Hà Nội T&T. HLV Hữu Thắng lý giải phong độ thi đấu rất thất thường của SLNA là do mất nhiều trụ cột vì chấn thương, số khác quá tải vì phải cống hiến cho cả tuyển quốc gia. Tuy nhiên, sau một thời gian khiến người hâm mộ nhà lo lắng về khả năng khó soán được ngôi vương của Hà Nội T&T, SLNA bất ngờ thi đấu hưng phấn trở lại khi nhà tài trợ Ngân hàng Bắc Á “bật đèn xanh”, sẵn sàng thưởng lớn cũng như hứa sẽ cung cấp đầy đủ kinh phí hoạt động mùa tới để SLNA có thể yên tâm thi đấu ở nhiều mặt trận như V-League, AFC Cup, Cúp Quốc gia... Kết quả trong trận chung kết mùa giải với Hà Nội T&T, liều doping tiền thưởng không thua kém gì đối thủ nhà giàu đến từ thủ đô trở thành động lực giúp SLNA chơi một trận tuyệt vời, sòng phẳng để lên ngôi vô địch sau 10 năm chờ đợi.

“Vua tiêu xài” Navibank Sài Gòn

Đội bóng ngành ngân hàng ở TPHCM chỉ chính thức trụ hạng trước một vòng đấu nhưng vẫn xếp số 1 trong nhóm đại gia mới nổi về khoản chi tiêu, chuyển nhượng.

Để thực hiện tham vọng vào tốp 5 mùa bóng 2011, Navibank Sài Gòn đã chiêu mộ tới 17 tân binh, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Quang Hải, Tài Em, Santos, Thế Anh... Kết thúc một mùa bóng không thành công, lãnh đạo đội bóng ngành ngân hàng đang có kế hoạch chiêu mộ những tân binh tên tuổi hơn, với tiền đạo Công Vinh là mục tiêu số 1. Cộng với sự xuất hiện của tân binh Sài Gòn Xuân Thành, bóng đá TPHCM mùa tới hứa hẹn sẽ là tâm điểm không chỉ trên thị trường chuyển nhượng mà còn ở cả cuộc đua vô địch.

Kỳ tới: Người trẻ ít đất diễn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo