xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để V-League có giá...

PHẠM NGỌC

Mùa giải 2011 V-League có nhiều thương vụ thành công khiến VFF tự tin cho rằng giải đấu ngày càng có giá. Nhưng đó chưa phải là những giá trị thực sự bền vững

V-League và các đội bóng ở V-League hiện nay đều được bảo trợ bởi các doanh nghiệp giàu có. Đó là những ngân hàng, tập đoàn có nguồn tài chính mạnh và đang cần quảng bá thương hiệu. Chính vì những nhà bảo trợ cho bóng đá Việt Nam không ngại vung tiền nên V-League đang tồn tại nhiều giá trị ảo.

Lỗ to vẫn tham gia

Bóng đá đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn của nhiều đại gia Việt. Khi bước chân vào hàng ngũ những doanh nhân mê bóng đá cách đây 5 năm, ông bầu Đỗ Quang Hiển của Hà Nội T&T từng tự tin tuyên bố: “CLB phải tự nuôi sống được nó là mục tiêu của tôi khi làm bóng đá”. Đến nay, dù đã 3 năm làm bóng đá chuyên nghiệp, ông Hiển vẫn chưa thực hiện được điều đã nói. Với thực  trạng của bóng đá Việt Nam lúc này, điều ông nói có lẽ cũng còn lâu mới thành sự thật.
img
Trận K.Khánh Hòa của Trindade (phải) thua chủ nhà Hòa Phát Hà Nội 1-4 tại vòng đấu cuối cùng bị chính Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho là “không bình thường”. Ảnh: HẢI ANH

Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch V.Ninh Bình, cũng không giấu giếm chuyện lỗ to ở lĩnh vực bóng đá. Ông Trường khẳng định: “Chẳng CLB nào có lãi đâu. Càng bỏ nhiều tiền thì càng lỗ nặng thôi”. Biết là vậy nhưng các CLB đã bỏ tiền ra làm bóng đá đều không muốn rút khỏi môi trường này bởi bóng đá đã gắn liền với thương hiệu và bộ mặt của họ.

Bao giờ “hữu xạ tự nhiên hương”?

Sau 10 mùa giải tập dượt chuyên nghiệp và bước đầu định hướng chuyên nghiệp, V-League đã có tới 7 lần thay đổi đối tác tài trợ. Strata (2 mùa), Sting, Samsung, Number One, Euro Windows (1 mùa), Petro Vietnam Gas (3 mùa) và hiện tại là Eximbank (ký 3 mùa).

Đề cập chuyện “xây dựng thương hiệu” cho V-League, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nói rằng VFF có quan điểm rõ ràng chỉ chọn đối tác phải ký ít nhất hợp đồng 3 mùa trở lên. Nói là vậy nhưng thực tế, để tìm đối tác chấp nhận ký hợp đồng tài trợ 3 mùa liên tục và số tiền lên tới 30 tỉ đồng/mùa không dễ dàng. Ông Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch VFF, cho rằng việc Eximbank do ông làm chủ tịch HĐQT gắn hình ảnh với V-League qua khoản tài trợ 30 tỉ đồng/mùa là cuộc bắt tay đôi bên cùng có lợi chứ không phải từ quan hệ cá nhân của ông.

Mùa giải chuyên nghiệp chính thức đầu tiên (2011) có thể coi là thành công trong công tác tiếp thị-tài trợ của V-League. Tập đoàn AVG đã bỏ ra tới 60 tỉ đồng để sở hữu bản quyền truyền hình V-League trong 3 mùa giải. Đây cũng là một thương vụ thành công của VFF, tuy nhiên như chính Phó Chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung thông báo: “Anh Trần Đăng Tuấn, Tổng Giám đốc AVG, nói với tôi rằng họ xác định sẽ lỗ nhưng vẫn cần làm để có hình ảnh, mà lỗ nhiều chứ không phải lỗ ít đâu”.

Khi V-League có sức hút thì các đội bóng cũng được lợi, tuy nhiên đợi đến ngày V-League có sức hút kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” bằng sự chuyên nghiệp thực sự thì e còn xa lắm!

Cần quy định về sử dụng cầu thủ trẻ

Ông Trần Quốc Tuấn, Tổng Thư ký VFF, có lần lý giải: “Không phải quốc gia nào cũng có quy định cụ thể về cầu thủ trẻ ra sân trong một trận đấu”. Theo tôi, có thể đó là vì những quốc gia này vẫn phát triển đúng hướng cho các cầu thủ trẻ. Hơn nữa, không phải cái gì ta cũng chờ các nước làm rồi ta mới bắt chước làm theo!

Để các cầu thủ trẻ Việt Nam có sân chơi phù hợp, không bị ép phải ngồi ngoài như hiện nay, VFF nên có quy định về số lượng từng giới cầu thủ cho từng sân chơi. Ví dụ với đề xuất sau (chung cho cả nội, ngoại binh):
1. Sân V-League, mang tầm cỡ quốc gia, nguồn cung cấp chính các cầu thủ cho đội tuyển, thì giới hạn mỗi đội chỉ có tối đa 8 cầu thủ trên 23 tuổi, như vậy tối thiểu sẽ có 6 cầu thủ trẻ (của cả 2 đội) góp mặt/trận. 2. Giải Hạng nhất, nguồn cung cấp chính các cầu thủ cho đội U23, bắt buộc mỗi đội tối thiểu có 8 cầu thủ từ 23 tuổi trở xuống/trận. 3. Giải Hạng nhì, sân chơi cho lực lượng kế thừa trẻ, bắt buộc mỗi đội tối thiểu có 8 cầu thủ từ 21 tuổi trở xuống/trận.

Con số “8” trong đề xuất trên VFF có thể nghiên cứu thay đổi hợp lý hơn.

Trần Quân (trquan6@gmail.com)   

Còn “bóng đá tình cảm”, còn lộn xộn

Chuyên gia bóng đá Trần Văn Phúc, cựu HLV Thanh Hóa và từng là thành viên Hội đồng HLV quốc gia, nói: “V-League muốn thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư thì chỉ mang danh giải chuyên nghiệp thôi chưa đủ. Lực cản lớn nhất của V-League là chuyện một số đội bóng V-League vẫn đá kiểu “diễn” nhiều quá. Điều đó làm chính một số nhà tài trợ cho các đội bóng cũng không đủ kiên trì để bám trụ V-League”.

Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, cựu trưởng đoàn HAGL, nói: “Tôi thấy giải đấu đang phản ánh một góc độ thực của đời sống xã hội mà “bóng đá tình cảm” luôn chiếm một chỗ đứng nhất định. Nếu bắt các đội bóng thề độc không có bóng đá ân tình, tôi chắc chẳng có đội nào dám khẳng định sạch 100%. Càng nhiều trận cầu ân tình, xin-cho thì V-League càng bất ổn. Trước khi nghĩ đến việc làm sao cho V-League hấp dẫn hơn, BTC giải nên tính đến phương án hạn chế những kết quả khiến chính người hâm mộ ngán ngẩm vì chưa đá đã biết đội nào sẽ thắng. Thực tế cũng chẳng riêng gì bóng đá Việt Nam, chuyện xin - cho như một phần tối của bóng đá thế giới. Quan trọng là ở những cường quốc bóng đá, họ tự hạn chế tiêu cực tốt hơn các nước khác nên nền bóng đá ở đó phát triển tốt hơn mà thôi”.
A.Dũng - M.Duy
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo