xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đạo đức sân cỏ xuống cấp nhìn từ vụ hỗn chiến bóng đá nữ

Hoàng Tú - Ảnh: Hồng Vân

(NLĐO) - Không ai nghĩ bóng đá nữ Việt Nam lại xảy ra hình ảnh đánh nhau tập thể ngay sau trận bán kết TP HCM I thắng Than Khoáng sản (TKS) Việt Nam 2-0 ở Giải Vô địch quốc gia 2018.

Càng khó tưởng tượng hơn khi cầu thủ đội thắng lại là người kích hoạt cuộc ẩu đả.

Đạo đức sân cỏ xuống cấp nhìn từ vụ hỗn chiến bóng đá nữ - Ảnh 1.

Xem đi xem lại đoạn phim hỗn loạn này, tôi không khỏi ngán ngẩm và cũng không dám liệt kê hết những gì xấu xa nhất, bạo lực nhất, toan tính nhất, tiêu cực nhất... đã và đang diễn ra trong lẫn ngoài sân cỏ bóng đá Việt Nam. Nhưng hiện tượng bạo lực, đạo đức xuống cấp đâu chỉ xảy ra trong lĩnh vực bóng đá mà ngày nay bạo lực còn xảy ra ở gia đình, học đường thậm chí đạo đức nghề nghiệp sa sút ngay cả trong những lĩnh vực được tôn vinh như ngành Y, ngành Giáo dục...

Đó cũng là nguyên nhân khiến cho Chính phủ phải ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 năm 2014 của Trung ương Đảng khi đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội. Chúng ta có pháp luật, có chính quyền, có cả hệ thống giáo dục cùng hàng loạt tổ chức hiệp hội, hội, ủy ban, liên đoàn... để bảo vệ chăm sóc người dân, vậy do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?

Chúng ta sẽ quy trách nhiệm, sẽ đổ lỗi cho ai? Cho sự tắc trách của các cơ quan chức năng hay cho xã hội suy đồi đạo đức? Tôi cho rằng chính sự quản lý và thực thi pháp luật ít nhièu xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Bởi bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các quốc gia bao giờ cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ.

Từ thực trạng xã hội, trở lại trận bán kết nữ nói riêng và cả nền bóng đá Việt Nam nói chung, chúng ta dễ dàng hiểu và cảm nhận VFF – bộ máy điều hành và quản lý thực thi điều lệ bóng đá Việt Nam – cũng xuống cấp. Nói thẳng ra là xuống cấp ở khả năng quản lý và ban hành, thực thi điều luật, quy chế bóng đá nước nhà.

16 giờ ngày 15-10 đội TP HCM 1 sẽ gặp Phong Phú Hà Nam trong trận chung kết giải vô địch bóng đá nữ quốc gia (VTV6 tường thuật trực tiếp). Nhưng không phải vì thế mà không nghiêm trị các cầu thủ TP  HCM 1 đã tham gia vào cuộc hỗn chiến.

Theo thông báo kỷ luật được VFF phát ra vào tối 14-10, 4 cầu thủ của CLB TP HCM 1 gồm Trần Thị Bảo Châu, Nguyễn Thị Mỹ Anh, Trần Thị Phương Thảo, Trần Thị Thu và 2 cầu thủ Khổng Thị Hằng, Phạm Hoàng Quỳnh của TKS Việt Nam bị cấm không tham gia các hoạt động bóng đá trong 5 tháng, nộp phạt 10 triệu đồng/người. Cả 2 đội TP HCM 1 và TKS Việt Nam đều bị phạt 30 triệu đồng.

Ngoài ra, một số thành viên của ban huấn luyện 2 đội cũng bị phạt tiền và cảnh cáo; BTC sân Thống Nhất cũng bị phạt 10 triệu đồng theo như quyết định của VFF.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo