xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo trẻ: Đi trước, về sau

Thọ Trung

Các lớp năng khiếu thể thao của TPHCM thập niên 80 của thế kỷ trước là mô hình được nhiều địa phương khác học tập. Tiếc là khi đời sống kinh tế, xã hội phát triển, ngành thể thao lại không đổi mới phương pháp đào tạo

Sự hình thành các lớp năng khiếu thể thao ở TPHCM đầu thập niên 80 của thế kỷ trước được xem là dấu ấn mang tính đột phá giới thiệu một lớp thế hệ VĐV trẻ đầy tài năng như Đặng Trần Chỉnh, Trương Văn Dưỡng (bóng đá); Nguyễn Kiều Oanh, Phương Văn Hảo (bơi lội); Trần Như Hoài (điền kinh); Hoàng Tố Linh (thể dục dụng cụ); Phạm Phú Phát (bóng bàn); Nguyễn Anh Hoàng (cầu lông); Lê Hồng Hảo, Châu Văn Lễ (bóng chuyền)... Các lớp năng khiếu thể thao lúc ấy đã tạo nên lực hấp dẫn đối với nhiều bậc phụ huynh khi họ rất muốn đưa con em vào rèn luyện. Đó là mô hình kiểu mẫu được nhiều địa phương học tập. Thế nhưng đến nay, dù công tác tuyển chọn và đào tạo vẫn được duy trì song hiệu quả rất thấp. Đó là lý do thể thao TPHCM mất đi những lớp VĐV kế thừa, kéo theo phong trào thể thao đỉnh cao trượt dốc.

img
Thủ môn Khoa Điển, một “sản phẩm” chất lượng hiếm hoi  của bóng đá trẻ TPHCM. Ảnh: Q.LIÊM

Đầu tư thiếu trọng điểm


Thành công ban đầu của các lớp năng khiếu thuộc Trường Nghiệp vụ TDTT TP được giải thích là do mô hình đào tạo mới, lại diễn ra trong bối cảnh đời sống kinh tế còn bao cấp, nên lớp VĐV trẻ đứng vào môi trường này sẽ giải quyết được hai vấn đề là nghề và cuộc sống. Vì thế, sản phẩm của nhà trường thời ấy thường là “hàng chất lượng cao”. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, năng lực đào tạo của nhà trường không còn giữ được như trước. Lãnh đạo trường và ngành TDTT TP giải thích: Do nguồn tuyển chọn đầu vào hạn chế, cuộc sống xã hội có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn nên thể thao không còn sức thu hút nữa. Để tạo sức hấp dẫn và cũng để vực dậy phong trào, ngành thể thao TP đã nâng cấp đào tạo bằng việc mở ra chương trình “Thế hệ vàng”, đưa tài năng trẻ ra nước ngoài học tập rèn luyện. Tuy nhiên mô hình này cũng không cải thiện được gì.


Để dẫn đến thất bại về mô hình đào tạo VĐV trẻ của thể thao TP trước tiên là trách nhiệm của các cấp quản lý thuộc Trường Nghiệp vụ TDTT. Việc đầu tư quá rộng của một hệ thống đào tạo trên 40 môn thể thao, cùng với hơn 2.000 VĐV các tuyến từ quận, huyện đến TP nhưng lại thiếu trọng điểm dẫn đến vừa hao tốn tiền của Nhà nước lại không đạt hiệu quả về chuyên môn.  


Khủng hoảng có hệ thống


Dấu hiệu đầu tiên trong việc thiếu VĐV trẻ bổ sung cho thể thao đỉnh cao TP là ở môn bóng đá. Sau lớp năng khiếu đầu tiên đào tạo những Đặng Trần Chỉnh, Ngầu Nại, Văn Dưỡng, Hồng Phẩm, bóng đá TP có lứa Võ Hoàng Bửu, Trần Minh Chiến, Nguyên Chương ở thập niên 90. Lực lượng này đã giúp cho bóng đá TP làm mưa làm gió trên cả nước với cùng lúc 4 đội mạnh quốc gia, thay nhau chiếm ngôi đầu. Nhưng trong 10 năm trở lại đây, khi công tác đào tạo không bổ sung được lớp trẻ giỏi, bóng đá TPHCM dần rơi rụng và mới nhất là không còn đại diện nào ở V-League sau khi CLB TPHCM rớt hạng.


Tương tự, bóng chuyền TP cũng có một thời lẫy lừng với tên tuổi của lớp VĐV năng khiếu đầu tiên như Châu Văn Lễ, Lê Hồng Hảo, Nguyễn Văn Hùng trong màu áo Seaprodex nhưng sau đó cũng mất dần, để bây giờ chỉ còn mong manh đội Thép Việt thi đấu đầy lận đận ở giải quốc gia. Ở các môn khác, sau lời từ giã của các VĐV kỳ cựu Trương Hoàng Mỹ Linh, Nguyễn Đình Minh (điền kinh); Trần Tuấn Anh (bóng bàn); Trần Quang Hạ, Hồ Nhất Thống (taekwondo)... thể thao TPHCM cũng không có nguồn bổ sung thay thế đủ về lượng, chưa nói là đạt về chất.


Thái độ đối xử thiếu công bằng lẫn năng lực chưa xứng tầm của một số HLV là một nguyên nhân khiến thể thao TP không còn đào tạo được những tài năng vượt trội. Nhiều phụ huynh VĐV ở môn bóng bàn và cầu lông đồng loạt làm đơn xin con em của họ “nghỉ chơi” với thể thao TP. 


Một lực cản khiến môi trường đào tạo sa sút là chế độ đãi ngộ quá thấp dành cho HLV, khiến một số người không dồn hết tâm sức vào công việc. Tất cả những yếu tố này khiến đào tạo trẻ đi trước nhưng về sau so với các địa phương khác.

Thiếu giải pháp thiết thực


Bài toán vực dậy bằng lớp VĐV tài năng trẻ đã được ngành thể thao TPHCM đặt ra nhiều lần nhưng rõ ràng trong bước đi còn thiếu nhiều giải pháp thiết thực. Khi đầu vào nguồn tuyển chọn VĐV hẹp vì nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình chơi thể thao phải bỏ học văn hóa, ngành thể thao bèn dựng lên một trường dạy văn hóa cho học sinh năng khiếu. Rất tiếc là các lớp học này sau nhiều năm khai giảng vẫn chưa thể đảm đương được yêu cầu dạy học riêng cho đối tượng là VĐV, thay vào đó lại chạy theo chỉ tiêu đào tạo như một trường văn hóa phổ thông bình thường.

Kỳ tới: Xã hội hóa nửa vời

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo