xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ thành tích vàng đến thực trạng buồn

Thọ Trung

Sự kiện hai CLB bóng đá rớt hạng trong vòng 2 ngày ở cuối tháng 8 vừa qua thật sự là giọt nước làm tràn ly sự chịu đựng của người hâm mộ đối với thể thao TPHCM. Mười năm trước, thể thao TPHCM là hình mẫu của cả nước, còn bây giờ lại là vùng trũng! Vì sao thể thao TPHCM lao từ đỉnh cao xuống vực sâu?

Hơn 10 năm trước, nói đến phong trào thể thao TPHCM, giới chuyên môn cả nước phải cúi đầu thán phục. Chẳng nơi nào có thể sánh được về điều kiện cơ sở vật chất tập luyện, với thành quả kéo theo là thành tích đỉnh cao trong bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt, điền kinh, taekwondo... Thế nhưng gần đây, đặc biệt sau khi hai đội bóng đá rớt hạng trong vòng 2 ngày cuối tháng 8 vừa qua đã khiến nhiều người càng lo hơn cho vị thế của thể thao TPHCM. Một lần nữa bức tranh toàn cảnh của thể thao TPHCM được đặt ra khi phía trước là Đại hội TDTT toàn quốc lần 6 sẽ diễn ra vào năm sau.


Ngày trước là “anh cả đỏ”


Trong thời hưng thịnh của thể thao TPHCM, các VĐV TP góp mặt hơn 1/3 số lượng tuyển thủ tại các kỳ SEA Games. Với các giải đấu trong nước, việc giành lấy vị trí hàng đầu ở các môn có bề dày truyền thống như điền kinh, bơi lội, bóng bàn, taekwondo, quần vợt... là điều không bàn cãi. Đó là lý do giới chuyên môn trong nước đặt cho thể thao TP danh hiệu  “anh cả đỏ”. Trong thế độc tôn ấy, thể thao TPHCM không chỉ được các địa phương trong cả nước xem là thước đo chuẩn mực của phong trào mà còn là nguồn để “chia lửa” VĐV “đánh thuê” trong cuộc chạy đua thành tích ở nhiều giải đấu khác nhau.

img
Nhà vô địch điền kinh châu Á Trương Thanh Hằng quyết rời khỏi ngành thể thao TP. Ảnh: Q. LIÊM


Trong báo cáo hoạt động 4 năm trước đây của lãnh đạo ngành thể thao TP, con số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên vượt trên 1,3 triệu người, mỗi năm có trên 1.500 giải đấu lớn nhỏ, hệ thống đào tạo VĐV khá hoàn chỉnh bằng nhiều cấp tuyển chọn, với đỉnh cao là chương trình “Thế hệ vàng” đưa hàng trăm lượt VĐV ra nước ngoài tập huấn... Đó là chưa nói đến nguồn ngân sách được TP chu cấp mỗi năm hàng trăm tỉ đồng - một con số mà các địa phương khác có mơ cũng không thấy nổi! Tuy nhiên, cũng chính trên đỉnh cao ấy đã nảy sinh thái độ tự mãn, cộng với sự buông lỏng quản lý đã đẩy phong trào thể thao TP dần tuột dốc.


Chủ quan đến buông lỏng


Không phải chờ đến lúc bóng đá TPHCM bị xóa tên trên bản đồ bóng đá đỉnh cao quốc gia, ngành thể thao mới giật mình nhìn lại mình mà cách nay vài năm, giới chuyên môn đã nhìn thấy thực trạng, dự báo sự trượt dốc trong tương lai không xa. Hội thảo khoa học kéo dài 3 ngày bàn về “thực trạng và giải pháp khôi phục” thể thao TPHCM vào năm 2007 là tiếng chuông đầu tiên cảnh báo về một tương lai không mấy sáng sủa của phong trào thể thao TPHCM.

Tại cuộc hội thảo này, những yếu kém nhiều mặt của thể thao TPHCM được chỉ ra, như đầu tư tràn lan, chủ quan, buông lỏng quản lý, trình độ huấn luyện yếu kém... Những yếu kém đó dẫn đến sự mất niềm tin của quần chúng hâm mộ, làm cho phong trào thể thao TPHCM trượt dốc. Rất tiếc những lời cảnh báo ấy không được lắng nghe khi ngành thể thao TPHCM vẫn cứ bình chân như vại, không đưa ra một kế hoạch nào để vực dậy phong trào. Đã vậy nhiều cấp quản lý lại có tâm lý buông trôi sau khi ngành TDTT được sáp nhập với ngành văn hóa, du lịch!


Sự thiếu quyết liệt ấy không chỉ có ở một số cán bộ cấp quản lý ngành, sở mà còn kéo theo sự buông lỏng hoạt động ở cấp cơ sở – điều hết sức tai hại cho phong trào. Trong cuộc thăm dò gần đây, không ít các giám đốc trung tâm TDTT quận, huyện ở TPHCM tỏ thái độ phản ứng với cung cách quản lý thiếu tập trung ở cấp trên, thiếu tôn trọng vai trò cơ sở khi hàng loạt ý kiến đề xuất quản lý chuyên môn không được giải quyết thấu đáo.

Theo họ, yếu kém của thể thao TPHCM có nhiều nguyên nhân nhưng căn cơ lớn nhất là thiếu “thủ lĩnh” cầm chịch, chịu khó dấn thân và biết chia sẻ. Không ít những cán bộ có dấu hiệu biến tướng thành quan chức thể thao, quản lý theo cảm tính. Hiện tượng này có thể thấy khá rõ qua sự trượt dốc ở các môn cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, taekwondo, bóng đá... Trách nhiệm này thuộc về Ban Giám hiệu Trường Nghiệp vụ TDTT và Phòng Thể thao thành tích cao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM.

 

Kỳ tới: Đào tạo trẻ: Đi trước, về sau

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo