xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xã hội hóa nửa vời!

Thọ Trung

Khi phong trào thể thao TPHCM trượt dốc, các liên đoàn bộ môn cũng bị chỉ trích nhưng ít ai biết các tổ chức xã hội nghề nghiệp này bị lấn át, không có thực quyền

Nói về việc huy động sức đóng góp từ xã hội cho thể thao, TPHCM có thể tự hào là địa phương tiên phong trên cả nước trong việc sớm cho ra đời các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Tính đến nay, thể thao TP có trên 15 liên đoàn, hội của nhiều môn thể thao khác nhau. Cách đây hơn 10 năm, một số liên đoàn như bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bơi lội, bóng bàn... đã phát huy vai trò một cách tích cực.


Lấn sân quá sâu


Tuy nhiên, các tổ chức xã hội này dần dần bị giảm vai trò khi ngành thể thao chen chân, chi phối quá mức các hoạt động, thậm chí biến công tác chuyên môn của các liên đoàn trở thành công cụ làm thay cho các bộ môn thể thao liên quan trực tiếp.


Chính sách xã hội hóa thể thao được Nhà nước chỉ đạo thực hiện bằng nhiều văn bản, nghị quyết hết sức cụ thể, trong đó vai trò của các tổ chức xã hội thể thao được khuyến khích mở rộng, từng bước chuyển giao vai trò bao cấp Nhà nước sang cho các tổ chức xã hội ngoài công lập. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra ở các liên đoàn, hội thể thao TP lâu nay lại hoàn toàn trái ngược.

Có một thực trạng là trong bộ máy điều hành liên đoàn, hội thể thao, ngoại trừ chức danh chủ tịch là người ngoài ngành TDTT, còn lại các chức danh khác trong bộ máy đa phần là người của ngành TDTT đưa sang, đặc biệt là vai trò thường trực của các tổng thư ký thường do trưởng bộ môn nắm giữ. Chính việc đi “nước đôi” này của một số cán bộ ngành thể thao TP giúp họ không chỉ biến hóa chức năng hỗ trợ của tổ chức xã hội thành công cụ làm thay cho Nhà nước mà quan trọng hơn là những vị này dễ tránh né trách nhiệm khi “có chuyện”.

img
Bất mãn với sự can thiệp quá sâu của một số cán bộ ngành thể thao, Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Phạm Phú Ngọc Trai (trái) nộp đơn từ chức cách đây 2 tháng. Ảnh: T. KHIÊM


Những người am tường đều hiểu rõ sự tuột dốc của môn bóng chuyền TPHCM gần đây, trong đó có trách nhiệm của ông phó chủ tịch liên đoàn đồng thời là trưởng bộ môn của ngành thể thao. Vị này đôi lúc gây nhiều phiền toái trong điều hành chuyên môn và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông chủ tịch phải nộp đơn từ chức. Tương tự, ở Liên đoàn Cầu lông TPHCM, vai trò “chân trong chân ngoài” của ông tổng thư ký trong điều hành công việc đã dẫn đến nhiều chuyện khuất tất, góp phần khiến bà phó chủ tịch liên đoàn (người ngoài ngành TDTT) nói lời chia tay, bên cạnh đó là đơn xin nghỉ tập luyện của một số VĐV tài năng trẻ.


Càng đáng lo hơn cho phong trào khi hiện tượng tự tung  tự tác của một số trưởng bộ môn đã kéo theo cảnh bè phái, gây mất đoàn kết. Điều này như là chuyện thường ngày ở các liên đoàn, hội nhưng người có trách nhiệm của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP lại chưa quan tâm giải quyết.


Có lợi thì hưởng...


Điều nghịch lý là lúc nào ngành thể thao TP cũng hô hào xã hội hóa thể thao nhưng thực tế luôn lấn sâu vào công việc điều hành các tổ chức quần chúng. Tại sao? Câu trả lời không quá khó: Nếu không làm như vậy thì còn đâu quyền hạn của ngành, còn đâu là chỗ đứng của các ông “quan” thể thao. Đã có đặc quyền ắt hẳn phải có đặc lợi,  chỉ tính riêng khoản có tên trong ban tổ chức của hằng trăm giải đấu lớn nhỏ hàng năm, cũng đã có tiền rủng rỉnh. Thế nên họ không chen chân vào mới là chuyện lạ!


Chính sự thiếu quan tâm hỗ trợ của ngành thể thao TP đối với hoạt động của các liên đoàn, hội thể thao quần chúng khiến những người có tấm lòng, thậm chí là cả tiền của, để gắn kết, ủng hộ cho thể thao cảm thấy ngao ngán. Điều này không chỉ dừng lại ở việc có hàng loạt lá đơn xin “thôi việc” của các vị chức sắc ở các liên đoàn Bóng chuyền, Cầu lông TP vừa qua, mà còn có thể thấy thêm thực trạng ở một số bộ môn khác. Hiện Liên đoàn Quần vợt, Mô tô - Xe đạp, Cử tạ - Thể hình đang gặp rất nhiều khó khăn khi nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành đã hết hạn nhưng rất khó vận động được cá nhân nào dám xung phong tham gia.

Bức tranh xã hội hóa nửa vời như vậy đã góp phần làm cho thể thao TPHCM trượt dốc.

Thiếu động viên, khích lệ

Trước đây, đi đôi với sự hình thành và lớn mạnh của các tổ chức xã hội thể thao ở TPHCM là nhiều giải đấu uy tín như giải bóng chuyền quốc tế Cúp Tiger, quần vợt Heineken Challenger, cầu lông Robot Challenger, giải taekwondo Cúp Samsung, judo quốc tế... Nhưng sau những lần tổ chức thành công, lại không thấy ngành thể thao TP có sự động viên, khích lệ.

Gần đây, khi bóng chuyền TP tuột dốc, thậm chí có nguy cơ rớt hạng, bằng uy tín của một doanh nhân, ông chủ tịch liên đoàn này đã vận động hàng tỉ đồng để giúp đội nhà. Rất tiếc, thay vì tìm cách củng cố thì người của ngành thể thao đứng chân trong tổ chức này lại thao túng, phá nhiều hơn xây!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo