xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những "món nợ khó trả" của VFF nhiệm kỳ VII

Đông Linh - Ảnh: H.Anh, Q. Liêm, Đ.Tùng

(NLĐO) – Cảm giác hụt hẫng được nối dài từ Hội nghị sơ kết "Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam" từ cuối năm ngoái vắt sang buổi đối thoại "Về phát triển bóng đá Việt Nam" đầu năm 2018 khi quá thiếu các giải pháp cũng như nhiều chỉ tiêu cần thực hiện bị bỏ qua.

Trực tiếp chủ trì hai phiên họp quan trọng của bóng đá Việt Nam (BĐVN), thế nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lại được ví von "có trận đấu không cân sức với các đại biểu trẻ của làng bóng đá". Trong khi đại diện lãnh đạo Chính phủ khẳng định "phát triển bóng đá là trách nhiệm quan trọng của ngành thể thao" đồng thời đích thân chỉ đạo việc thu thập ý kiến từ các chuyên gia và người hâm mộ thì cuộc đối thoại được kỳ vọng lại không mang đến cảm giác thỏa mãn cho mọi người.


Những món nợ khó trả của VFF nhiệm kỳ VII - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chủ trì đối thoại


Chiến lược phát triển BĐVN, đi đâu về đâu?

Khẳng định Chiến lược phát triển bóng đá VN với 6 mục tiêu đều rất quan trọng, nội dung phù hợp và cần phải gấp rút thực hiện thế nhưng Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện cũng nhìn nhận "hiệu quả không đạt được như mong muốn". Sau 4 năm, bộ này chỉ mới dừng ở mức ra chỉ thị, ban hành chương trình phối hợp để tổ chức thực hiện chiến lược nhưng việc chỉ đạo thực hiện chiến lược lại chưa quyết liệt, đến nay vẫn chưa có kiểm điểm đánh giá từng nội dung, như phát biểu của Tổng cục trưởng TDTT Vương Bích Thắng!

Dư luận lên tiếng suốt thời gian qua, trước, trong và sau Hội nghị sơ kết "Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030", tuy nhiên, có vẻ như những nhà quản lý BĐVN muốn né tránh câu trả lời trực tiếp. Nguyên Vụ trưởng Vụ TTTTC Nguyễn Hồng Minh chua chát nói rằng các câu trả lời từ Bộ, Tổng cục và VFF quá suôn sẻ mà chưa thấy được những hạn chế, cái gì cũng tốt nhưng mục tiêu vô địch SEA Games 1đến 2 lần như chiến lược đề ra vẫn chưa đạt được?


Những món nợ khó trả của VFF nhiệm kỳ VII - Ảnh 2.

Các chuyên gia băn khoăn với thành tích kém của BĐVN


Lý giải việc bóng đá cấp độ trẻ đạt thành tích tốt nhưng lên đến tuyển U22, U23 và tuyển quốc gia thì thua thê thảm ở 5 kỳ SEA Games, nhiều kỳ AFF Cup, với tư cách Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, ông Trần Quốc Tuấn lại chỉ nói chung chung: "Thất bại SEA Games 29 là bài học đau đớn cho BĐVN dù 2 năm qua đã tập trung nhiều nguồn lực cho đội tuyển U22. Thể lực và kỹ, chiến thuật yếu, tâm lý thi đấu của cầu thủ chưa ổn định. Hiện VFF tiếp tục đầu tư cho lứa U19, U22 để có thành tích!".


Những món nợ khó trả của VFF nhiệm kỳ VII - Ảnh 3.

HLV Nguyễn Hữu Thắng từ chức sau SEA Games 29

Những phân tích mà ngay cả người hâm mộ bình thường cũng có thể phát biểu khiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gay gắt: "Tuyển quốc gia dựa trên nền tảng các CLB. Mơ ước của BĐVN là vô địch SEA Games mà SEA Games là đấu trường của lớp trẻ, giải trong nước thì các cầu thủ trẻ lại không có điều kiện thi đấu nhiều thì thật nghịch lý!".

Sau tất cả, Tổng cục TDTT và VFF chỉ nói rất rõ ràng: Sau cuộc đối thoại này sẽ rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Bốn năm chỉ để nói được đúng một lời cam kết "thực hiện quyết liệt hơn trong thời gian tới", ai cũng hiểu tương lai của BĐVN sẽ đi đâu, về đâu.

Bóng đá trẻ, học đường: Mô hình từ... TP HCM

Để thực hiện phát triển bóng đá học đường, VFF đã giới thiệu mô hình của Hội đồng Anh và bóng đá Na Uy cho… LĐBĐ TP HCM thực hiện với chương trình có tên gọi "Bóng đá học đường - Vì ngày mai". Chương trình này có những thành công ban đầu và điều quan trọng là sắp tới, VFF mới tổ chức hội thảo để nhân rộng mô hình!

Đại diện Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo dù thừa nhận mô hình này nếu thực sự đi vào hoạt động sẽ đạt được hiệu quả tốt nhưng điều cốt yếu là nhận thức của… chính quyền địa phương cũng như môi trường học đường còn rất thiếu cơ sở vật chất cho TDTT nói chung, bóng đá nói riêng.


Những món nợ khó trả của VFF nhiệm kỳ VII - Ảnh 4.

Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn trả lời tại buổi đối thoại


Những bên liên quan đều không nhận lỗi về mình và một lần nữa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải lên tiếng: "Vấn đề gì sao cứ giao 2 bộ thì không làm được hoặc làm rất chậm thay vì phối hợp chặt chẽ để làm tốt hơn. Đề nghị hai Bộ trưởng phải ngồi lại đánh giá về hiệu quả của giáo dục thể chất trong trường học, trong đó có bóng đá".

Với bóng đá trẻ, cả đại diện VFF lẫn Tổng cục TDTT đều cho rằng, quy chế bóng đá chuyên nghiệp đã quy định đầy đủ, chỉ có một số CLB vi phạm khi chuyển đổi thương hiệu thay vì thừa nhận việc có rất nhiều đại diện V-League không có đủ các đội bóng trẻ tham dự đầy đủ hệ thống giải trẻ như quy định của VFF. "Phải làm triệt để, rốt ráo, các quy định chưa đúng cần phải sửa với quan điểm "không phải phạt và cho tồn tại, phạt là phạt tới nơi, phạt để bóng đá tốt hơn, không phải hôm nay họp xong rồi để đấy", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo thẳng thắn.

Trọng tài, kỷ luật và "một ông bầu, nhiều đội bóng"

Nhiều lần băn khoăn với công tác trọng tài, cựu "Còi vàng" Dương Mạnh Hùng thêm một phen phải ngậm ngùi khi nghe cựu Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi công khai việc chỉ có 2 trọng tài sai sót bị xử lý trong nhiệm kỳ qua với hình thức cao nhất là không cho đăng ký trọng tài FIFA!

Tương tự, người đứng đầu bộ phận khen thưởng – kỷ luật của VFF Nguyễn Hải Hường điềm nhiên nhìn nhận: "Ban kỷ luật công tâm, khách quan, không chịu sức ép nào của ai và dư luận". Công tâm đến đâu, khách quan đến đâu, câu trả lời để dành cho dư luận khi sai sót xuất hiện với tần suất dày đặc ở các mùa giải V-League, các hành vi bạo lực sân cỏ không được xử lý đến nơi đến chốn, thậm chí còn bao che với cách chơi chữ trong văn bản kết luận.


Những món nợ khó trả của VFF nhiệm kỳ VII - Ảnh 5.

Hội nghị sơ kết và Đối thoại không gợi mở nhiều điều cho BĐVN


Chuyện "một ông bầu, nhiều đội bóng" hay hành vi nhận hối lộ của hai quan chức cấp cao VFF được phủ định bằng kết quả thanh tra do Bộ chủ quản thực hiện. Cũng rơi vào tình cảnh bị xuê xoa cho xong là các chuyện xe biển xanh, tập thể lãnh đạo VFF quay lưng, để mặc HLV trưởng các đội tuyển từ chức qua… báo chí, chuyện cán bộ Tổng cục TDTT biệt phái sang VFF nắm quyền hàng năm trời, thâu tóm nhiều chức vụ quan trọng, bóng đá Việt "ngửi khói" người Thái về cách làm một giải đấu chuyên nghiệp.

Ngay cả những vấn đề đặc biệt quan trọng là nhân sự cho vị trí chủ tịch VFF, thành phần ban chấp hành thiếu người xuất thân từ bóng đá và đề xuất nên có một thứ trưởng chuyên trách thể thao, câu trả lời là sẽ được xem xét giải quyết trong thời gian tới!

Những "món nợ" thực sự khó trả của Ban chấp hành VFF nhiệm kỳ VII! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo