xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Serena không phá được ngày vui của Osaka

Tường Phước

Thắng đàn chị Serena Williams bằng lối chơi mạnh mẽ và chững chạc rạng sáng 9-9, Naomi Osaka trở thành tay vợt Nhật Bản đầu tiên vô địch một giải quần vợt lớn thuộc hệ thống Grand Slam

Cuộc đăng quang của tay vợt 20 tuổi Osaka ở trận chung kết Giải Quần vợt Mỹ mở rộng 2018 bị che mờ phần nào bởi sự phản ứng có phần thái quá của Serena với trọng tài chính.

Trong ván 2, khi VĐV 36 tuổi đang dẫn trước 3-1 và có cơ hội nới rộng khoảng cách trong game thứ 5 thì Osaka xuất sắc cứu 3 điểm winner để giành điểm break rồi sau đó cân bằng tỉ số với Serena Williams. Đặc biệt, trong ván đấu này, trọng tài chính đã cảnh cáo Serena vì cho rằng HLV của cô đã lén chỉ đạo bằng cử chỉ tay. Ức chế vì cho rằng mình bị phạt oan, Serena tức giận không kiềm chế bản thân, liên tiếp thua điểm và đập gãy vợt thi đấu của mình.

Hành động đập vợt khiến cô em nhà Williams bị trọng tài phạt thua 1 điểm vì trước đó đã nhận cảnh cáo. Sau đó, cô bị trọng tài chính Carlos Ramos trừ thêm 1 game lúc đang bị dẫn 3-4 vì chửi ông là "kẻ dối trá", "tên trộm đã lấy đi của tôi 1 điểm"! Nhờ đó, Osaka có cơ hội vươn lên dẫn 5-3 để rồi giành chiến thắng ván 2 với tỉ số 6-4, đoạt "ngôi hậu" US Open 2018.

Từng thất bại trước đối thủ người Nhật ở Miami Open 2018 nên Serena có vẻ bị sốc tâm lý, điều hiếm thấy ở tay vợt này. Có lẽ Osaka chơi quá điềm tĩnh và mạnh mẽ khiến Serena không thể hóa giải, thậm chí giao bóng lỗi và thua ván đầu 2-6 sau khi mất 2 điểm break để rồi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn trong ván 2.

Serena không phá được ngày vui của Osaka - Ảnh 1.

Osaka với chức vô địch Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp ngay lần đầu tham dự trận chung kết Ảnh: REUTERS

Serena không phá được ngày vui của Osaka - Ảnh 2.

Serena chửi trọng tài - một hình ảnh xấu xí Ảnh: REUTERS

Tuy Osaka rời xa Nhật Bản từ lúc 3 tuổi nhưng cô vẫn khiến người dân xứ mặt trời mọc hãnh diện khi trở thành VĐV quần vợt đầu tiên nước này giành được danh hiệu Grand Slam.

Theo luật, các tay vợt nữ được nhận chỉ đạo từ HLV tại các giải thuộc hệ thống WTA (quần vợt nữ nhà nghề) nhưng điều này bị cấm ở 4 Giải Grand Slam (Úc mở rộng, Pháp mở rộng, Wimbledon và Mỹ mở rộng). HLV của Serena thừa nhận ông có ra ký hiệu nhưng cho rằng điều đó phổ biến, còn tay vợt Mỹ thì nhấn mạnh cô không hề lưu ý đến cử chỉ đó nên cảm thấy bất công.

Dù vậy, luật là luật, Serena đã có những phản ứng không đẹp. Chín năm trước, cô từng lăng mạ trọng tài dây Nhật Bản vì bị bắt lỗi giao bóng phạm luật ở bán kết với Kim Clijsters. Cô bị phạt tổng cộng 185.500 USD và lãnh "án treo" 2 năm.

Sau những hành động xấu xí rạng sáng 9-9, Serena hẳn sắp đón nhận án phạt nặng từ WTA cũng như Ban Tổ chức Giải US Open. 

Osaka còn tiến xa

Tôi rất thích Naomi Osaka và để ý từ hồi Miami Open 2018 vì cô rất thú vị: Cực kỳ lì lợm ở trên sân dù đối thủ có là số 1 thế giới đương thời hay Serena, một tượng đài quần vợt và cũng là thần tượng từ bé của mình. Nó khác hẳn với tính cách có phần nhút nhát ở vẻ ngoài của Naomi.

Tôi cho rằng Osaka phải giành được ít nhất từ 5-7 Grand Slams nữa vì cô hội tụ những phẩm chất của một nhà vô địch thực sự chứ không phải nhất thời.

1. Về thể hình, chiều cao 1,8 m quá lý tưởng, vừa đủ để thực hiện những cú giao bóng một cách thuận lợi - Osaka giao bóng lên tới 200 km/ giờ. Chiều cao này giúp cho cô vẫn có thể di chuyển tốt trên sân mà không bị quá cồng kềnh (cao quá cũng không tốt vì dễ chấn thương đầu gối và xoay trở chậm).

2. Cô đại diện cho Nhật Bản nhưng một nửa vẫn là người Haiti nên thể trạng tốt, hiếm có tay vợt nữ nào có thể thực hiện những cú thuận tay ăn điểm trực tiếp có khi lên tới 160 km/giờ.

3. Tập luyện ở Mỹ từ nhỏ nên Osaka cũng được thụ hưởng một trong những nền quần vợt ưu tú nhất thế giới, phong thái chuyên nghiệp.

4. Ý chí cực mạnh, tâm lý ổn định, bằng chứng là từ năm 2017 đến bây giờ, không biết bao nhiêu số 1 thế giới thất bại dưới tay cô.

5. Điềm đạm, không bị ngợp dù thi đấu trận chung kết Grand Slam đầu đời và chứng kiến sự cố giữa Serena với trọng tài chính.

Trên thế giới, bao nhiêu năm qua xuất hiện Simona Halep, Kerber , Sharapova hay nhiều tay vợt nữ từng lên ngôi số 1 thế giới hoặc từng đoạt danh hiệu Grand Slam nhưng tôi thấy cô bé này mới hội tụ đầy đủ phẩm chất như thế. Nói vậy để thấy thế giới mãi mới có một người thì Việt Nam suốt 10 năm qua không có một tay vợt nữ nào được nhớ đến tên thì chắc còn lâu lắm mới vươn tầm châu lục. Quần vợt nữ Việt Nam càng ngày càng thụt lùi so với thời của tôi, Huỳnh Mai Huỳnh và trước đó là Kim Trang. Vậy nên câu chuyện Grand Slam với quần vợt nữ Việt Nam là điều quá xa vời…

Cựu VĐV Nguyễn Thùy Dung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo