xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VFF giàu nhờ VPF ?

MẠNH DUY

Hôm nay (6-12), Sở Kế hoạch-Đầu tư Hà Nội sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho VPF - công ty quản lý và điều hành V-League

Phó Chủ tịch VFF đồng thời là Giám đốc điều hành tạm quyền của Công ty Cổ phần Bóng đá Việt Nam (VPF), ông Phạm Ngọc Viễn, nói rằng: “Ngoài chuyện quản lý V-League, các hoạt động kinh doanh cũng là một trong những chức năng quan trọng của VPF. Phải làm tốt nhiệm vụ này, VPF mới tăng được hiệu quả trong việc quản lý, điều hành nền bóng đá nước nhà”.

Không chỉ là “chuyển giao hợp đồng”

Sau khi VPF ra đời, toàn bộ các hợp đồng tài trợ mà VFF đã ký với các đối tác liên quan đến Giải Ngoại hạng (V-League) và Giải Hạng nhất sẽ do VPF quản lý. Trong số này có 2  hợp đồng lớn là khoản tài trợ 30 tỉ đồng/mùa của Eximbank và hợp đồng bản quyền truyền hình ký với Tập đoàn AVG có giá trị 6 tỉ đồng/năm. Tiền thu được từ việc đặt bảng quảng cáo trên các sân sẽ chia theo tỉ lệ 50-50 giữa các CLB và VFF.

img

Chất lượng V-League tăng cao và khán giả đến sân đông là hai yếu tố giúp VPF tăng lợi nhuận. Ảnh: QUANG LIÊM

Theo ông Viễn, dự trù chi phí để nuôi bộ máy của VPF sẽ không nhỏ và nếu không có thêm các phương án kinh doanh, VPF không thể cáng đáng được các chi phí khổng lồ trong mùa bóng. Ông Viễn cũng nhấn mạnh: “Số tiền 30 tỉ đồng vốn điều lệ của VPF không phải là tiền được phép chi tiêu như một số người vẫn hiểu. Nếu hoạt động hiệu quả, tức là sau mỗi mùa bóng, số vốn điều lệ này phải tăng lên”.

Nguồn vốn đầu vào hiện nay gồm các hợp đồng quảng cáo gần như là cố định. VPF chỉ có thể tăng thêm nguồn này từ những mùa giải sau năm 2012 bởi hiện tại ngày khai mạc V-League đã cận kề, rất khó kiếm thêm tài trợ. Ông Viễn cho rằng: “Từ mùa giải 2013, nhiệm vụ kiếm tiền sẽ là một trong những trọng tâm hàng đầu. Tuy nhiên, kiếm được bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào chất lượng của V-League 2012 dưới sự điều hành của VPF”.

Thay đổi tư duy cho VFF

Trước đây, VFF thường ngồi đợi các nhà tài trợ tìm đến. Tuy nhiên, điều này sẽ phải thay đổi hoàn toàn khi VPF bắt tay vào quản lý giải đấu. Ông Viễn cho biết: “Việc chủ động, nắm bắt thời cơ nhanh nhạy hơn là điều VPF buộc phải làm. Nếu không làm được điều này, những người điều hành VPF sẽ bị thay thế”.

Do không có thời gian để tìm kiếm nhân sự cho Ban Kinh doanh của VPF nên tạm thời VFF sẽ biệt phái các thành viên của Ban Vận động tiếp thị-tài trợ sang đảm đương công việc tìm nguồn tiền cho VFF. Các hoạt động kinh doanh của VPF sẽ được đa dạng hóa nhờ cơ chế hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo ông Viễn, để thành công, VPF phải có chiến lược kinh doanh lâu dài, tuy nhiên trong hai mùa đầu tiên thì phải lấy ngắn nuôi dài và cố gắng hết sức để “không bị thâm hụt vào vốn”.

Nếu VPF kinh doanh có lãi, cổ đông lớn VFF với 36,4% vốn điều lệ sẽ là người hưởng lợi lớn nhất. Theo Phó Chủ tịch tài chính của VFF, ông Lê Hùng Dũng, ngoài việc được chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn, VPF cũng phải có trách nhiệm trích một khoản kinh phí từ các nguồn tài trợ vào ngân sách VFF để phục vụ công tác đào tạo. Điều đó có nghĩa là VPF càng kiếm được nhiều tiền thì VFF càng… giàu.

Chưa chốt ngày đại hội cổ đông

Theo ông Phạm Ngọc Viễn, hiện nay, VPF vẫn chưa chốt được thời điểm tiến hành đại hội cổ đông. Tạm thời VPF sẽ đặt trụ sở giao dịch tại trụ sở của VFF. Tuy nhiên, sau khi đã ổn định nhân sự và tài chính, VPF có thể sẽ ra riêng bởi số tiền mua sắm trang thiết bị ban đầu cũng không nhỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo