xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vỡ òa với kỳ tích Hoàng Xuân Vinh

Đào Tùng

Trường bắn Olympic Shooting Center lặng đi trong 23 giây, khoảng thời gian Hoàng Xuân Vinh ngắm bắn viên đạn cuối cùng để không chỉ san bằng cách biệt 10,3 điểm với xạ thủ chủ nhà Brazil mà còn hơn lại Felipe Wu Almeida 0,4 điểm

img

Cách biệt tưởng chừng rất mong manh ấy lại là yếu tố vô cùng quan trọng giúp Hoàng Xuân Vinh đoạt HCV nội dung súng ngắn hơi 10 m nam tại Rio 2016, trở thành nhà vô địch Olympic đầu tiên trong lịch sử thể thao Việt Nam. Từ cái thở dài vô vọng trước đó, Hoàng Xuân Vinh chợt òa lên với những cảm xúc hết sức đặc biệt.

Anh đã chờ đợi không chỉ 23 giây mà chính xác phải là từ cách đây 4 năm, khi để vuột mất HCĐ Olympic London 2012 ở loạt bắn áp chót nội dung 50 m súng ngắn tự chọn; xa hơn là lần “đánh rơi” HCV nội dung súng ngắn 25 m ổ quay tại Á vận hội 2010... Hai phen nhìn vinh quang rời xa tầm tay, có lẽ chiếc HCV Thế vận hội 2016 là một sự bù đắp xứng đáng cho biết bao nỗ lực của cá nhân Hoàng Xuân Vinh và tập thể đội tuyển bắn súng quốc gia trong hơn nửa thập kỷ qua.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh với chiếc HCV Olympic lịch sử của thể thao Việt Nam Ảnh: REUTERS
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh với chiếc HCV Olympic lịch sử của thể thao Việt Nam Ảnh: REUTERS
VĐV Hoàng Xuân Vinh trên bục nhận huy chương rạng sáng 7-8 Ảnh: REUTERS
VĐV Hoàng Xuân Vinh trên bục nhận huy chương rạng sáng 7-8 Ảnh: REUTERS

Bốn năm, trên 1.400 ngày lặng lẽ tập luyện bất kể thời gian với mỗi ngày từ 10-12 giờ bên bệ bắn, mỗi tối về nhà tiếp tục chiêm nghiệm, nghiền ngẫm về xác suất thành công ở các bài tập, nỗi đau thất bại ngày nào trở thành động lực để Hoàng Xuân Vinh phấn đấu. Thậm chí, có giai thoại rằng trước mỗi buổi tập, người sĩ quan quân đội này đều hô to câu “Tôi là VĐV giành huy chương Olympic” để tạo động lực phấn đấu cũng như nhắc nhớ mình không được quên thất bại ngày nào.

Không nhiều nhà chuyên môn đặt kỳ vọng vào thành công của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh khi gánh nặng tuổi tác ngày một đè nặng, tật cận thị ảnh hưởng không ít đến quy trình ngắm bắn của anh. Đó là chưa kể cái “huông” thất bại chất chồng của anh cũng khiến những ai duy tâm thêm lo lắng. Tất nhiên, ban huấn luyện, đồng đội và các nhà quản lý thể thao vẫn là điểm tựa lớn nhất cho Hoàng Xuân Vinh, bên cạnh thành tích ở nội dung 10 m súng ngắn hơi liên tiếp được anh cải thiện trong suốt 3 năm nay.

Khi chính Liên đoàn Bắn súng quốc tế (ISSF) chỉ đặt hết niềm tin vào dàn xạ thủ đã lên ngôi tại các kỳ Olympic trước đây, đó cũng là lúc Hoàng Xuân Vinh thể hiện năng lực và khát khao thành công của mình. Điểm số ổn định của anh ở loạt bắn chung kết đã góp phần loại lần lượt nhà vô địch London 2012 Jin Jong-oh ở loạt bắn đôi thứ 4, rồi cả quán quân Olympic Bắc Kinh 2008 Pang Wei. Để rồi ở “trận chung kết” với xạ thủ chủ nhà Almeida, phát súng cuối cùng vào hồng tâm với 10,7 điểm đã giúp Hoàng Xuân Vinh chinh phục thành công đấu trường Olympic.

Hoàng Xuân Vinh không phá kỷ lục mà theo ISSF, anh là người lập kỷ lục Thế vận hội mới do sau London 2012, mọi thành tích cũ của môn bắn súng đều được xóa bỏ. Ba ngày nữa, Hoàng Xuân Vinh và đồng đội Trần Quốc Cường sẽ tiếp tục tranh tài ở nội dung thế mạnh

50 m súng ngắn. Đã vượt qua rào cản tâm lý lớn nhất, không loại trừ khả năng bộ đôi xạ thủ kỳ cựu này sẽ tiếp tục lập công cho đoàn Việt Nam tại Rio 2016.

Ngày 7-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã có thư chúc mừng đoàn thể thao Việt Nam, đặc biệt là xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Khoảng 3 tỉ đồng tiền thưởng

Ngoài khẩu súng đã trở thành “vật bất ly thân” được đề nghị đưa vào Bảo tàng Thể thao Việt Nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ được tưởng thưởng xứng đáng cho chiến công hiển hách này.

Cùng với 100 triệu đồng được thưởng nóng ngay tại Rio từ ngành TDTT và các mạnh thường quân, vị sĩ quan quân đội mang hàm đại tá này chắc chắn sẽ nhận thêm gần 3 tỉ đồng, gồm 50.000 USD (khoảng hơn 1,1 tỉ đồng) từ Công ty Synotex, 1 tỉ đồng từ Công ty Cổ phần Đầu tư thể thao, 100 triệu đồng từ một thương hiệu đồng hồ lớn, 500 triệu đồng từ Tập đoàn Thể thao Động Lực bên cạnh mức thưởng theo quy định của nhà nước (160 triệu đồng cho HCV, 60 triệu đồng cho kỷ lục Thế vận hội).

Đấu kiếm gặp đối thủ mạnh

Đoàn Việt Nam tham gia tranh tài ở 3 môn trong ngày 8 và rạng sáng 9-8. Trong đó, thuyền đôi hạng nhẹ nữ: Hồ Thị Lý/Thanh Huyền đấu lúc 18 giờ 30 phút. Lúc 20 giờ, Nguyễn Thị Lệ Dung gặp Kim Jy-jeon (Hàn Quốc) ở môn kiếm chém nữ. Từ 0 giờ 20 phút ngày 9-8, Ánh Viên tranh tài cự ly bơi 200 m hỗn hợp nữ rồi 400 m tự do nữ.

Sau ngày thi đấu đầu tiên (6 và rạng sáng 7-8), Việt Nam là một trong 10 quốc gia giành 1 HCV, đồng hạng với Argentina, Bỉ và Thái Lan (giành HCV cử tạ 48 kg nữ). Đáng chú ý là đoàn Trung Quốc mãi tối 7-8 (ngày thi đấu thứ hai) mới giành HCV (bắn súng ngắn nữ) để vươn lên vị trí thứ 4.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo