xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời cơ chín muồi

THÙY DƯƠNG

Nhiều thông tin cho thấy thế giới đang bước vào thời kỳ "phục hưng hạt nhân" khi một số quốc gia mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này và thu được lợi ích đáng kể

Trong bối cảnh toàn cầu hạn chế dần việc sử dụng năng lượng hóa thạch để giảm phát thải, năng lượng sạch - bao gồm điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân - được coi là con đường phát triển của tương lai. Việc lựa chọn loại hình nào phụ thuộc vào chiến lược riêng của mỗi quốc gia, song cần tính toán tỉ lệ cơ cấu nguồn điện hợp lý để vừa đạt mục tiêu môi trường vừa không gây áp lực đến bài toán giá điện.

Đã có quốc gia "đóng cửa" với điện hạt nhân, tập trung vào các loại hình năng lượng tái tạo khác. Hậu quả là giá điện tăng vọt, đời sống người dân khó khăn. Có thể coi đây là bài học trong việc cân đối nguồn điện nhằm bảo đảm mục tiêu kép.

Điện gió và điện mặt trời có "điểm trừ" lớn là sự thiếu ổn định và chi phí cao, trong khi chi phí đầu tư điện hạt nhân khá lớn nhưng vận hành lại rẻ. Điện khí là một nguồn được đánh giá khá tiềm năng song giá khí hóa lỏng dự báo tiếp tục tăng cao, không chỉ là thách thức cho nhà đầu tư mà còn gây rủi ro tài chính cho bên bao tiêu. Mặt khác, Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn khí nhập khẩu. Nếu phải nhập khẩu khí để sản xuất điện thì nhập khẩu nhiên liệu và công nghệ hạt nhân cũng có thể là lựa chọn khả thi.

Về hiệu quả kinh tế, xét cả vòng đời dự án, điện hạt nhân được cho là cạnh tranh được với các loại hình điện truyền thống. Việc còn lại là xây dựng lộ trình, cẩn trọng lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đánh giá kỹ cam kết của nhà đầu tư và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn. Bởi lẽ, chỉ khi cam kết và chứng minh được sự an toàn thì mới có được niềm tin của người dân về chiến lược phát triển điện hạt nhân.

Phát triển điện tái tạo, trong đó có điện hạt nhân, còn có lợi thế là nhận được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, sự hỗ trợ của các định chế tài chính về vốn vay ưu đãi, nhất là khi nhiều tổ chức đã ngừng cho vay đối với dự án điện than.

Nhiều chuyên gia năng lượng cho rằng chúng ta phải có một nền công nghiệp hạt nhân, dù quy mô nhỏ, bởi đây là nguồn năng lượng của tương lai xa, cung ứng điện cho nhu cầu dài hạn 10-20 năm. Để thực hiện mục tiêu, phải thiết lập những bước đi đầu tiên nhằm khởi động lại chủ trương phát triển điện hạt nhân đã dừng lại từ năm 2016, trên cơ sở những phần việc đã hoàn thành và những kinh nghiệm đã có.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII mới đây đã nhất trí khởi động lại điện hạt nhân. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển loại hình năng lượng này. Nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đồng tình, dù vẫn lưu ý cần có quy định, giải pháp phòng ngừa rủi ro liên quan hạt nhân.

Công nghệ hạt nhân thời điểm này đã phát triển hơn giai đoạn 2011-2016, sự ủng hộ với điện hạt nhân của người dân thế giới đang tăng lên... Đây là những yếu tố quan trọng báo hiệu đã đến thời điểm quay lại xem xét phát triển điện hạt nhân phục vụ các mục tiêu kép, bên cạnh việc tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo khác. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo