xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời điểm then chốt

ĐẬU ANH TUẤN - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.

Nhiều tài sản có giá trị lớn đã bị hư hỏng như nhà xưởng, tàu thuyền, phương tiện giao thông, máy móc, trang thiết bị, hàng hóa... Việc khôi phục sản xuất - kinh doanh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế.

Đây là thời điểm rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất - kinh doanh, góp phần giảm thiệt hại về lâu dài của cơn bão, bảo đảm sinh kế cho người dân. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các chính sách hỗ trợ đơn vị sản xuất - kinh doanh chịu thiệt hại bởi bão số 3.

Cụ thể, chúng tôi đề xuất cân nhắc tăng mức tiền hỗ trợ đối với nhóm ngành, lĩnh vực, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi bão số 3, bao gồm tàu cá khai thác thủy hải sản, tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản và mở rộng cho cả DN nuôi trồng thủy hải sản. Biện pháp hỗ trợ có thể là miễn tiền thuê mặt nước cho các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản đến hết năm 2025; miễn lệ phí ra vào cảng biển, cảng bến thủy nội địa, phí sử dụng vị trí neo đậu trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. 

Đồng thời, đề xuất nhà nước hỗ trợ 50%-70% chi phí mua bảo hiểm cho các loại tàu cá, tàu du lịch đến hết năm 2025; cân nhắc miễn, giảm 50% số thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân trong khoảng 4 - 6 tháng; cân nhắc giảm các khoản nộp cho BHXH trong 4 - 6 tháng...

Đối với các ngành, lĩnh vực khác tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ, đề xuất nhanh chóng thực hiện biện pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp tại Nghị định 02/2017. Đồng thời, mở rộng diện được nhận hỗ trợ gồm cả các DN sản xuất nông nghiệp chịu thiệt hại bởi bão lũ và cân nhắc nâng mức hỗ trợ phù hợp.

Cân nhắc giảm thuế GTGT đối với xăng dầu từ mức 10% xuống 8% từ tháng 9 đến tháng 12-2024 đối với cơ sở bán lẻ xăng dầu tại các địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ, đặc biệt là các địa phương vùng núi phía Bắc. Cân nhắc tiếp tục gia hạn thời điểm nộp thuế GTGT, thu nhập DN và tiền thuê đất cho DN tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ sang năm 2025; giãn thời điểm nộp các khoản cho BHXH từ 4 - 6 tháng. 

Bên cạnh đó, tiếp tục gia hạn thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại Thông tư 02/2023 và Thông tư 06/2024 của Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho các nghĩa vụ trả nợ từ nay đến tháng 6-2025 đối với các khoản vay của khách hàng sản xuất - kinh doanh tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

Chúng tôi cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo chi Quỹ Phòng chống thiên tai để cứu trợ, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đây là quỹ do DN và người lao động đóng góp và đến năm 2023 còn kết dư gần 2.000 tỉ đồng. 

Phương Nhung ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo