Ông Justin O'Brien - giám đốc điều hành của Tập đoàn Aboriginal Gundjeihmi (GAC), đại diện cho các chủ mỏ địa phương - cho biết khu vực xảy ra vụ nổ phải đóng cửa ít nhất 2 tháng để xử lý thiệt hại.
"Có đến 1 triệu lít chất lỏng phóng xạ phát nổ bên trong thùng rồi chảy ào ạt xuống cống thoát nước mưa” - ông O'Brien nói và cho biết thêm khoảng 20 người có mặt đã kịp sơ tán sau khi phát hiện lỗ rò rỉ.
Công viên quốc gia Kakadu, nơi xảy ra vụ nổ thùng phóng xạ. Ảnh: Joelandhelenswedding
Đây là vụ vi phạm về an toàn thứ ba tại khu mỏ này trong vòng 1 tháng qua, khiến cho đơn vị điều hành khu mỏ - Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng của Úc (ERA) - đánh mất niềm tin của các chủ mỏ địa phương.
Tập đoàn GAC cho biết sẽ nhờ các cơ quan tư vấn của Ủy ban Di sản Thế giới kêu gọi quốc tế giúp đỡ và đòi hỏi một cuộc kiểm tra, rà soát toàn diện.
Trong khi đó, ERA tuyên bố quy trình tại chỗ đã chặn đứng các dòng chảy phóng xạ nên không gây tác hại với môi trường xung quanh và cũng không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận. Trái với thông tin của GAC, tổng giám đốc điều hành của ERA - ông Tim Eckersley - cho biết chiếc thùng có thể tích 1.450 m³ không hề bị phát nổ và cũng chưa rõ có bao nhiêu phóng xạ bị rò rỉ.
Vụ việc nghiêm trọng trên đã đánh động các tổ chức môi trường. Họ kêu gọi đóng cửa mỏ uranium Ranger để xem xét các ảnh hưởng tại khu vực.
Một thùng chứa chất Cobalt- 60 bị đánh cắp được tìm thấy gần TP Mexico City. Ảnh: Reuters
Trong một diễn biến khác cũng liên quan đến phóng xạ, giới chức Mexico cho biết 6 người đàn ông đánh cắp chiếc xe tải chứa chất phóng xạ nguy hiểm Cobalt- 60 bên ngoài thủ đô Mexico City đã được cho nhập viện ngày 6-12 sau khi có các dấu hiệu bị nhiễm phóng xạ. Những người này đang được điều trị dưới sự canh gác của cảnh sát.
Họ đánh cắp chiếc xe tải chứa chất Cobalt- 60, một chất phóng xạ được sử dụng trong các ứng dụng y tế và công nghiệp, đồng thời cũng là thành phần để chế tạo "bom bẩn", hôm 2-12.
Bình luận (0)