Hòn đảo Oland là một đảo nhỏ thuộc nhóm 10 đảo Hallig nằm ở ngoài khơi biển Bắc của Đức, nơi có ngọn hải đăng nhỏ nhất nước.
Trong suốt mùa đông, các cơn bão cuốn qua hòn đảo hàng tuần.
Đảo Oland. Ảnh: BBC
Trên đảo từng có 52 cư dân sinh sống nhưng hiện giờ chỉ còn 16 người và không còn ai chuyển về đây nữa. Một số cư dân cho biết mong muốn sinh sống ở nơi bình yên như hòn đảo Oland hơn là ở những thành phố xô bồ.
Bà Bettina Freers từ TP Hanover đến sống tại đảo chia sẻ: "Những điều hàng ngày tôi gặp ở thành phố như sự bon chen và ồn ào đã biến mất. Tôi đến đây và nghe chim hót, nghe âm thanh của gió thổi qua rặng cây, tôi ngắm biển và cảm thấy bình yên".
Bà Bettina Freers đã chuyển từ thành phố về sống tại một hòn đảo nhỏ. Ảnh: BBC
Khoảng năm 1900, tất cả những hòn đảo nhỏ xung quanh được bảo vệ bởi dãy tường đá.
Ông Hans Bernhard, cựu thị trưởng hòn đảo Oland, cho biết: "Hòn đảo này có những con đê bao quanh để ngăn nước lũ từ biển còn những đảo Hallig khác sẽ bị lũ lụt khi mực nước dâng cao hơn 1m so với mặt biển. Đó là điểm khác biệt".
Đê ngăn nước lũ từ biển lên đảo Oland. Ảnh: BBC
Vì ngập lụt gây khó khăn trong việc sử dụng cảng nên người dân đảo Oland sẽ di chuyển khoảng 20 phút bằng những tòa tàu không mui trên đường ray nhỏ hẹp để đến đất liền.
Cựu thị trưởng Hans Bernhard kể lại: "Năm 1923, tuyến đường sắt được xây dựng nhưng chúng không được dùng với toa chở hàng của mình. Vì vậy, tôi đã đến TP Husum và đàm phán với chính quyền liên bang. Sau đó, tôi được quyền sử dụng đường sắt cho hòn đảo nhỏ này".
Cựu thị trưởng Hans Bernhard. Ảnh: BBC
Nhớ lại lần đầu di chuyển bằng toa tàu lên đảo, bà Bettina Freers cảm thấy thú vị khi ngồi trên đống hành lý trong tòa tàu không mui, băng qua biển.
"Ngay tại chân trời, tôi thấy một hòn đảo nhỏ. Chúng tôi như thể đặt chân đến một thế giới khác" - Bà Bettina Freers nói.
Tuyến đường sắt nối từ đất liền ra đảo Oland. Ảnh: BBC
16 cư dân không có ý đi dời đi dù phải đối mặt với những cơn bão. Ảnh: BBC
Vào mùa đông, các cơn bão ập đến hòn đảo nhỏ hàng tuần. Ảnh: BBC
Đường ray băng qua biển. Ảnh: BBC
Toa xe không mui là phương tiện di chuyển trên đảo. Ảnh: BBC
Người dân di chuyển bằng toa xe khoảng 20 phút để đến đất liền. Ảnh: BBC
Nhà cửa trên đảo Oland. Ảnh: BBC
Một người dân đang di chuyển bằng toa tàu không mui. Ảnh: BBC
Sau khi được đàm phán vào năm 1923, tuyến đường sắt được sử dụng trên đảo Oland. Ảnh: BBC
Bình luận (0)