Theo Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBTO), 4 trạm giám sát tại Nga có chức năng giám sát hạt nhân phóng xạ trong khí quyển đã trở nên yên ắng một cách bí ẩn.
CTBTO là một cơ quan độc lập giám sát các vụ vi phạm thử nghiệm vũ khí hạt nhân với 300 trạm giám sát trên toàn thế giới. Cả Nga và Mỹ đều ký kết vào trật tự này.
Cụ thể, 2 trạm giám sát hạt nhân phóng xạ là Dubna và Kirov đã ngừng truyền dữ liệu trong 2 ngày xảy ra vụ nổ.
"Theo quy trình toàn cầu thông thường, CTBTO đã liên lạc với bộ phận Vận hành Trạm ngay sau khi xảy ra trục trặc. Nhân viên báo cáo có vấn đề về mạng lưới và truyền dẫn thông tin, chúng tôi đang chờ các báo cáo mới hơn về thời điểm các trạm hoặc hệ thống truyền dẫn được khôi phục đầy đủ chức năng" – đại diện phát ngôn của CTBTO cho biết.
Định vị 4 trạm giám sát hạt nhân của Nga trên bản đồ. Ảnh: CNN
Giám đốc điều hành CTBTO Lassina Zerbo nói với báo The Wall Street Journal, các trạm ở Bilibino và Zalesovo cũng không truyền thông tin vào ngày 13-8.
"Các chuyên gia tiếp tục liên lạc với những cộng sự của chúng tôi tại Nga để khôi phục hoạt động trạm một cách càng tinh vi càng tốt" – ông Zerbo nói.
Sự gián đoạn bí ấn của các trạm hạt nhân phóng xạ xảy ra khi các quan chức Nga đang đưa ra những báo cáo trái ngược về mức độ bức xạ phát ra trong vụ nổ.
Chính quyền địa phương báo cáo lượng phóng xạ tăng đột biến sau vụ việc nhưng Bộ Quốc phòng Nga cho biết mức độ phóng xạ là bình thương.
Ăng-ten của thiết bị kiểm tra địa chấn và công nghệ sóng hạ âm của Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện. Ảnh: Reuters
Hôm 19-8, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu không có nguy cơ gia tăng mức độ phóng xạ.
"Chúng tôi không thấy bất kỳ những thay đổi nguy hiểm nào nhưng vẫn tiến hành các biện pháp bảo vệ để không xảy ra tình huống bất ngờ" – ông Putin nói và cho biết thêm các chuyên gia độc lập đã được cử đến địa điểm vụ việc để giám sát tình hình.
Bình luận (0)