Số tiền nói trên, theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, do người khác cung cấp cho Shahzad để gây tội ác. Đài truyền hình Mỹ CBS News ngày 13-5 dẫn nguồn tin nhà chức trách cho hay các nhà điều tra xác định rằng Shahzad đã dùng “Hawala”, một hệ thống chuyển tiền nhanh và bí mật phổ biến trong cộng đồng người Pakistan và những người gốc Nam Á hoặc Trung Đông ở Mỹ, để nhận tiền tiến hành vụ đánh bom bất thành ngay ngày Quốc tế Lao động 1-5 ở Quảng trường Thời Đại, New York.
Faisal Shahzad và chiếc xe gây án. Ảnh: CBS/AP
Âm mưu bất thành
Faisal Shahzad, 30 tuổi, chuyên viên phân tích ngân sách, sinh sống ở bang
Theo nhật báo The New York Post, Shahzad đã khai nhận được 4.000 USD tiền mặt từ nước ngoài qua hệ thống Hawala trong một cuộc gặp bí mật tại tiệm bánh Dunkin’Donuts ở Ronkonkoma, Long Island, trước khi tiến hành âm mưu đánh bom. Y đã dùng số tiền này để thực hiện vụ đánh bom bất thành nói trên.
Để có xe hơi gài bom tự tạo, Shahzad tìm mua một chiếc xe bình dân. Ngày 24-4-2010, Shahzad thấy trên mạng mua bán Craigslist một mẩu rao vặt bán xe Nissan Pathfinder đời 1993, kiểu xe thể thao đa dụng, chỉ có 1.300 USD.
Shahzad liền tìm đến người bán, bà Peggy, trả tiền mặt loại giấy 100 USD rồi lái xe đi, giả vờ quên ký giấy chứng nhận bán xe để tránh lưu lại dấu vết.
Sau đó, Shahzad đến các cửa hàng mua hai đồng hồ báo thức loại đi du lịch và bình ắc-quy; hai thùng xăng loại 5 gallon; ba thùng khí propane loại 40 gallon; 40 quả pháo bông M-88, thuốc súng; 113 kg phân đạm đựng trong 8 bao ni lông.
Tất cả được Shahzad chế tạo thành 4 quả bom, trong đó có một quả bom lớn. Theo tính toán của Shahzad, pháo bông kích hoạt thùng xăng tạo ra một tiếng nổ lớn làm cháy nổ khí propane và phân bón.
Tuy nhiên, công thức pha chế bom của Shahzad không đúng sách vở nên chỉ tạo khói. Theo cảnh sát trưởng New York Raymond Kelly, nếu không mắc sai lầm, vụ nổ sẽ tạo ra một quả cầu lửa lớn, xé chiếc xe ra làm hai và gây thương tích cho nhiều người.
Shahzad chọn ngày Quốc tế Lao động để đánh bom nhằm tạo một tiếng vang lớn. Quảng trường Thời Đại được chọn làm địa điểm gây án vì nơi đây rất đông người, nhất là du khách nước ngoài. Thời gian chạng vạng tối cũng được chọn có chủ ý.
Chiều 1-5, Shahzad lái xe Nissan hướng về khu
Quả bom không nổ, chỉ xì khói trắng. Hai người bán dạo trông thấy báo động cho cảnh sát. Người thứ nhất là Lance Orton, 56 tuổi, bán áo thun và người thứ hai là Duane Jackson, 58 tuổi, bán túi xách thời trang.
Hawala, hữu hiệu và kín đáo
Hawala là một hệ thống chuyển tiền bằng liên lạc viên trước đây thường được các gia đình và bộ tộc Trung Đông sử dụng. Sau này, các tổ chức khủng bố và tội phạm cũng dùng hệ thống này để chuyển tiền cho đồng bọn.
Có nhiều cách chuyển tiền theo hệ thống này. Ví dụ, cử nhiều người (liên lạc viên), mỗi người mang dưới 10.000 USD vào nước Mỹ mà không phải kê khai với hải quan giao cho đại lý gọi là hawala dar. Rồi đại lý mới giao tiền cho người nhận.
Một ví dụ khác: Từ Pakistan gửi 200 USD cho thân nhân ở Mỹ. Người gửi chỉ cần đưa tiền cho một người ở Pakistan có thân nhân ở Mỹ. Người này sẽ điện cho thân nhân mình ở Mỹ đưa tiền cho thân nhân của người gửi. Tất cả đều dựa trên sự tin cậy lẫn nhau.
Hawala hoạt động rất hữu hiệu từ bấy lâu nay. FBI (Cảnh sát Liên bang Mỹ) chưa rõ những ngóc ngách của hệ thống chuyển tiền này. Và đây dường như cũng là lần đầu tiên “Hawala” liên quan đến một âm mưu đánh bom khủng bố ở
FBI đã lần theo đường dây “Hawala” thực hiện 6 vụ bắt người có quan hệ với Shahzad, ở các bang Massachussetts, Maine, Long Island (gần New York) và ở bang New Jersey, kế bang New York, hôm 13-5 nhưng mới bắt được ba người.
Một người nhập cư
Một người thứ hai cũng bị bắt ở gần
Nhưng một người bị bắt tên Mohammed Ipqal khai rằng y chưa từng gặp Shahzad bao giờ mặc dù FBI tin rằng y là đồng phạm giúp Shahzad thực hiện vụ đánh bom bất thành ở New York.
Hiện các nhà điều tra Mỹ đang cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa Shahzad, Hawala và tổ chức khủng bố Tehrik-e-Taliban Pakistan mà Mỹ tin rằng đứng đằng sau âm mưu đánh bom nói trên.
Cuộc điều tra này cho tới nay chưa đạt nhiều kết quả, theo báo chí Mỹ.
Một quan chức Mỹ nói trên đài CNN: “Chúng tôi đang tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Shahzad nhận tiền ở đâu và khi nào, từ ai? Nghi can đã gặp ai, gọi điện, gửi và nhận e-mail cho ai của ai ?...”.
Bộ trưởng tư pháp Eric Holder cũng nói: “những người bị bắt có quan hệ với Shahzad nhưng chúng tôi chưa rõ quan hệ như thế nào”.
Kỳ tới: Tên khủng bố có đôi mắt bồ câu
Bình luận (0)