Trước đó, phía Indonesia đã thông báo về các vật thể - có báo cáo nói là vệt dầu loang, có báo cáo nói là mảnh vỡ - do máy bay Úc phát hiện ở cách nơi QZ8501 mất liên lạc hơn 1.100 km.
Ông Kalla cho biết không có khung thời gian cố định cho cuộc tìm kiếm và Indonesia “đang chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất”, mặc dù chính phủ nước này hy vọng các hành khách đều sống sót.
Hiện tại, 30 tàu và máy bay từ nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực rà soát để phát hiện tung tích chiếc Airbus A320. Indonesia đang cân nhắc đề nghị giúp đỡ từ hai nước Anh và Pháp cũng như huy động ngư dân tham gia tìm kiếm.
Không quân Indonesia đã phái thêm 2 máy bay tìm kiếm, phối hợp với 3 chiếc đã tham gia trước đó.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành AirAsia Tony Fernandes thông báo công ty chưa bắt đầu lên phương án bồi thường thiệt hại cho gia đình các hành khách khi cuộc tìm kiếm đang diễn ra.
Một quan chức thuộc Cơ quan Tìm kiếm Cứu hộ Indonesia (NSRA) cho biết cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích tạm dừng trong ngày 29-12 mà không thu được kết quả khả quan nào. 2 ngày vừa qua, khu vực tìm kiếm được khoanh vùng quanh đảo Belitung. Theo chỉ huy đội tìm kiếm của NSRA, Supriyadi, trong ngày mai 30-12, tàu nước ngoài sẽ dùng sóng sonar để phát hiện mục tiêu.
NSRA hiện có 12 tàu và 2 trực thăng tham gia tìm kiếm. Malaysia và Singapore triển khai 3 tàu và 1 máy bay Hercules. Còn Không quân và Hải quân Indonesia “góp” 2 chiếc Hercules, 1 chiếc Boeing 737 và 2 máy bay “Puma”cùng với 2 tàu chiến. Ngoài ra, Lực lượng Quốc phòng Úc huy động một chiếc máy bay tuần tra hàng hải AP-3C Orion.
Chỉ huy lực lượng tìm kiếm NSRA Bambang Soelistyo tuyên bố:”Chúng tôi đang nghi ngờ máy bay nằm dưới đáy đại dương” và nếu chính xác như vậy, cuộc tìm kiếm sẽ gặp nhiều khó khăn vì Indonesia không có thiết bị lặn tìm chuyên dụng.
Bình luận (0)