xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Algeria: Khủng hoảng con tin kết thúc

HOÀNG PHƯƠNG

Vụ việc làm gia tăng những lo ngại về mối đe dọa lớn dần từ các nhóm khủng bố ở Bắc Phi

Cuộc khủng hoảng con tin ở Algeria đã khép lại một cách đẫm máu hôm 19-1 với tổng cộng 23 con tin và 32 tay súng thiệt mạng.

Bộ Nội vụ Algeria cho biết số thương vong trên chỉ mới tạm thời, đồng thời không tiết lộ quốc tịch của 23 con tin nói trên. Họ chỉ cho biết trong số 32 tay súng bị tiêu diệt, chỉ có 3 người là công dân Algeria. Ngoài ra, một số vũ khí đã được thu giữ tại hiện trường vụ bắt cóc, trong đó có cả súng phóng lựu và tên lửa.

Theo một quan chức cấp cao Algeria, 7 con tin, toàn bộ là người nước ngoài và 11 tay súng thiệt mạng trong cuộc tấn công cuối cùng của chiến dịch giải cứu hôm 19-1. Cuộc tấn công này diễn ra sau khi quân đội Algeria tin rằng bọn bắt cóc bắt đầu sát hại số con tin còn lại tại cơ sở khai thác khí đốt ở thị trấn In Amenas, nằm sâu trong sa mạc Sahara.

img

Ảnh chụp từ video quay cảnh những con tin bị cầm giữ. Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, đã có tổng cộng 685 người Algeria và 107 người nước ngoài được giải cứu trong chiến dịch nói trên, được bắt đầu từ ngày 17-1 mà không có sự tham vấn trước của giới hữu trách Algeria với lãnh đạo các nước có công dân bị bắt cóc. Hiện chưa rõ lý do tại sao chính phủ Algeria lại làm thế nhưng đây chắc chắn sẽ là vấn đề được nói đến nhiều trong những ngày tới. Một số nguồn tin cho biết chiến dịch đã gây ra một số thương vong của con tin. Theo Bộ Nội vụ Algeria, đã có 21 con tin thiệt mạng trong lúc bị cầm giữ.           

Đài CNN nhận định rằng dù cuộc khủng hoảng con tin đã chấm dứt nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chờ lời giải, như số lượng người mất tích và quốc tịch của những con tin thiệt mạng. Những người bị bắt cóc được cho là công dân của ít nhất 12 nước, như Mỹ, Na Uy, Anh, Nhật Bản...

Trước mắt, một số nước đã thông báo về những trường hợp công dân nước mình vẫn còn mất tích sau khi chiến dịch giải cứu con tin khép lại. Thủ tướng Anh James Cameron cho biết ông lo ngại cho số phận của 5 công dân nước này vẫn còn mất tích trong lúc 1 người đã bị sát hại. Trong khi đó, chính phủ Nhật cho biết phía Algeria đã thông báo cho họ về một số trường hợp người Nhật tử vong nhưng chưa rõ con số cụ thể.
 
Dù vậy, Công ty JGC Corp (Nhật) cho biết vẫn còn 10 người Nhật và 7 người nước ngoài làm việc cho họ bị mất tích trong vụ bắt cóc. Riêng Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết 2 công dân nước này nằm trong số 7 người nước ngoài mất tích nói trên, trong đó 1 người nhiều khả năng đã thiệt mạng. Ngoài ra, 5 người Na Uy và một số người Mỹ vẫn mất tích.
 
Báo The Wall Street Journal (Mỹ) cho rằng vụ việc làm gia tăng những lo ngại về mối đe dọa đang tăng của các nhóm khủng bố ở Bắc Phi. Những tay súng thực hiện vụ bắt cóc bị nghi có liên hệ với Al-Qaeda. Họ tuyên bố vụ tấn công này, diễn ra vào sáng 16-1, nhằm trả đũa việc Pháp không kích lực lượng nổi dậy Hồi giáo được Al-Qaeda hậu thuẫn ở Mali.
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19-1 nói vụ tấn công là một lời nhắc nhở khác về mối đe dọa đến từ Al-Qaeda và các nhóm cực đoan ở Bắc Phi. Ông cam kết Washington sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố ở khu vực này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo