xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấn Độ đặt lằn ranh đỏ với Trung Quốc

CAO TUẤN

Đặt trọng tâm vào “hòa bình trên biên giới” là sự thay đổi có ý nghĩa trong chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc

Ấn Độ đã đặt hòa bình trên biên giới thành “vấn đề cốt lõi” với Trung Quốc, bày tỏ thẳng thắn  rằng nước này không thể chấp nhận bất kỳ sự xáo trộn nào đối với tình trạng hiện có và rằng sự khiêu khích - như việc đột nhập thung lũng Depsang, phía Đông Ladakh - có thể đẩy quan hệ song phương ra khỏi quỹ đạo của nó.

Lập trường mới đã được Thủ tướng Manmohan Singh giải thích rõ sau cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm thứ hai vừa qua. “Cơ sở cho sự phát triển và mở rộng liên tục các mối quan hệ Ấn - Trung là hòa bình và yên ắng trên các vùng biên giới của chúng ta” - ông Singh xác quyết, đánh dấu một lằn ranh đỏ mới trong quan hệ đôi bên.

Thủ tướng Ấn Độ nói rằng sau những cuộc thảo luận vô tư và ngay thẳng, hai quốc gia đã rút ra những bài học từ vụ rắc rối gần đây ở vùng đất phía Tây. Đó là nơi quân đội Trung Quốc đột kích và dựng lều ở sâu 19 km bên trong vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
 

img
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh
trong lễ ký kết các thỏa thuận ngày 20-5. Ảnh: Reuters 
 
Đặt trọng tâm vào “hòa bình trên biên giới” là sự thay đổi có ý nghĩa trong chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc, vì cho đến lúc này, Ấn Độ vẫn tỏ ra nhiệt thành, không muốn để bất đồng về biên giới gây trở ngại cho các mối ràng buộc trong những lĩnh vực khác. Và có vẻ như thay đổi này là tác dụng phụ không mong đợi của vụ đột kích ở Ladakh hồi tháng 4. Tuy nhiên, thái độ mới gợi cho thấy vụ xâm nhập không phải là “cục bộ” hay “riêng biệt” như những thông tin ban đầu chính phủ Ấn Độ có được.

Hai bên đồng ý sớm giải quyết những bất đồng về biên giới. Cố vấn an ninh quốc gia Shivshankar Menon và người đồng nhiệm phía Trung Quốc là Dương Khiết Trì dự kiến gặp nhau trong 6 tuần tới để thúc đẩy giải pháp cho đường biên giới. “Những đặc phái viên của chúng tôi sẽ sớm gặp đối tác để tiếp tục các cuộc thảo luận, tìm kiếm thỏa thuận khung cho một cuộc dàn xếp biên giới công bằng, hợp lý và hai bên đều có thể chấp nhận được” - Thủ tướng Singh nói.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Khắc Cường dường như không hào hứng về cơ chế giải quyết vấn đề biên giới như phía Ấn Độ. “Cả hai bên tin rằng chúng ta cần hoàn thiện những cơ chế giải quyết đường biên giới đã đưa vào hoạt động, làm cho nó hiệu quả hơn và giải quyết những khác biệt giữa chúng ta” - báo The Times of India dẫn phát biểu của ông Lý cùng với  lời kêu gọi sự tin cậy chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Tại cuộc gặp, Ấn Độ một lần nữa từ chối tán thành “một nước Trung Quốc” nhưng cho rằng nên có sự “nhạy cảm lẫn nhau” đối với những quan ngại của nhau. Về vấn đề an ninh hàng hải, tuyên bố chung cam kết cả hai nước “giữ gìn an ninh các tuyến đường biển quốc tế và tự do hàng hải”. Riêng ở biển Đông, Trung Quốc cảm thấy không dễ chịu với khái niệm tự do hàng hải vì những yêu sách về lãnh thổ vốn phi lý của họ.

Ấn Độ bày tỏ mối quan tâm của nước này tại châu Á - Thái Bình Dương và điều đó thể hiện trong tuyên bố chung: “Ưu tiên hiện nay tại khu vực này là duy trì hòa bình và ổn định, đẩy mạnh phát triển giữa các nước cũng như thiết lập một khuôn khổ an ninh và hợp tác trên tinh thần công khai, minh bạch và bình đẳng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo