Người thân và nhân viên y tế chuyển xác nạn nhân đến nhà xác bệnh viện Diamond Harbour (Ảnh: AFP)
Theo đài truyền hình NDTV của Ấn Độ, chỉ riêng làng Borouran, ít nhất 8 gia đình có người chết do ngộ độc rượu. Người dân bảo rằng đó là rượu lậu nhưng không nghĩ nó có thể gây chết người.
Đài truyền hình này lập luận rằng việc số người nhập viện ngày càng tăng là do rượu lậu được bán tràn lan khắp nơi. Đó cũng là cách giải khuây rẻ tiền được nhiều người dân lao động thu nhập thấp lựa chọn sau giờ làm việc.
Người thân chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện đông nghịt người (Ảnh: INDIA TODAY)
Bệnh nhân được chữa trị tại bệnh viện Diamond Harbour (Ảnh: AFP)
Các nhân chứng cho biết nhiều nạn nhân không muốn tới bệnh viện để điều trị do lo ngại cảnh sát sẽ thẩm vấn họ. Saikat Kundu, một bác sĩ tại bệnh viện Diamond Harbour, cho biết hàng chục người đã chết do đến bệnh viện quá muộn.
“Tình trạng sức khỏe của một số nạn nhân tồi tệ đến mức chúng tôi không có đủ thời gian để sơ cứu, truyền nước biển. Khi đến bệnh viện, nhiều người chỉ thở vài ba nhịp rồi chết. Họ đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc” - bác sĩ nói.
Giới chức đã bắt 10 người liên quan đến việc nấu và cung ứng rượu lậu. Thủ hiến bang Tây Bengal, ông Mamata Banerjee, xoa dịu người dân: “Chúng tôi sẽ trừng trị thẳng tay những người sản xuất và bán rượu bất hợp pháp”.
Nhân viên y tế tất bật vì bệnh nhân tăng từng giờ (Ảnh: AFP)
Theo báo Times of India, khoảng 60 triệu người Ấn Độ (chiếm 5% dân số, tương đương dân số nước Pháp) nghiện rượu, trong đó 2% là nữ. 2/3 số rượu được tiêu thụ ở nước này là rượu lậu và trong vòng 3 năm qua, số lượng rượu lậu tung ra thị trường tăng 8%.
Bình luận (0)