xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấn Độ rút phép một nhà máy của Johnson&Johnson

HOÀNG PHƯƠNG

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm bang Maharashtra (Ấn Độ) cáo buộc Tập đoàn Johnson&Johnson tiệt trùng sản phẩm phấn rôm cho trẻ em một cách trái phép

Các quan chức y tế Ấn Độ vừa rút giấy phép hoạt động của một nhà máy thuộc hãng Johnson&Johnson (J&J, Mỹ) bên ngoài thành phố Mumbai  sau khi phát hiện tập đoàn này dùng một quá trình trái phép để tiệt trùng sản phẩm phấn rôm dành cho trẻ em.

Hãng tin Reuters vào cuối tuần rồi dẫn lời bà Peggy Ballman, người phát ngôn J&J, cho biết công ty đang “đối thoại” với nhà chức trách Ấn Độ để giải tỏa những nỗi lo của họ. Bà Ballman cũng  nhấn mạnh chưa có bất cứ khiếu nại nào của người tiêu dùng xuất phát từ việc áp dụng quá trình trái phép nói trên.
 
img
Sản phẩm phấn rôm cho em bé của Johnson&Johnson. Ảnh: REUTERS
 
Trước đó, một cuộc điều tra của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm bang Maharashtra phát hiện nhà máy của J&J ở Mulund đã sử dụng ethylene oxide - một chất dùng để sản xuất nhiều hóa chất công nghiệp khác hoặc dùng khử trùng thiết bị y tế - vào việc tiệt trùng phấn rôm cho trẻ em. Thậm chí, nhà máy còn không tiến hành các cuộc kiểm tra bắt buộc để bảo đảm không còn dấu vết chất độc hại này trong sản phẩm.  
 
Theo Bộ Lao động Mỹ, việc tiếp xúc với ethylene oxide có thể gây tổn thương đến phổi, khiến người dùng buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là  bị ung thư.

Bà Ballman cho biết công ty chưa đóng cửa nhà máy, đồng thời đang đề nghị nhà chức trách xem lại quyết định nói trên. Bà cho biết quá trình tiệt trùng bằng hóa chất chỉ được sử dụng như là một biện pháp thay thế tạm thời trong một thời gian ngắn trên một số lượng sản phẩm giới hạn vào năm 2007.  Đồng thời, bà khẳng định sản phẩm phấn rôm trẻ em của công ty hiện chỉ được tiệt trùng bằng hơi nước.

Dù vậy, bà Ballman không thể giải thích được tại sao công ty lại sử dụng quá trình nói trên mà chỉ biện hộ rằng nó đã được chấp nhận rộng rãi trong quá trình sản xuất các thiết bị y tế, sản phẩm tiêu dùng và không để lại dư lượng độc hại.  Sai sót của J&J, theo bà, là không đăng ký quá trình này với Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm bang Maharashtra.         

Thông tin trên là rắc rối mới nhất mà J&J, tập đoàn chuyên sản xuất dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm cho nhiều lứa tuổi, gặp phải trong thời gian qua. Trước đó, công ty này từng cho thu hồi hàng triệu chai thuốc Motrin, Tylenol và những sản phẩm khác trong vài năm.      

Hồi tháng 2-2013, một bồi thẩm đoàn Mỹ buộc J&J bồi thường cho Samantha Reckis và cha mẹ em 63 triệu USD do những phản ứng phụ nguy hiểm đến tính mạng gặp phải khi dùng thuốc giảm đau Motrin. Theo hãng tin AP, cha mẹ Samantha Reckis cho con uống thuốc Motrin hồi năm 2003, lúc đó Samantha mới 7 tuổi. Ngay sau khi dùng thuốc, Samantha bị phản ứng phụ khiến em bị mù và mất hết 90% da.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo