xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấn Độ trị không nổi nạn quấy rối tình dục?

Xuân Mai

Để bảo vệ danh tiếng và sự nghiệp của cánh đàn ông, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ chọn cách... không thuê lao động nữ

Vụ nữ sinh y khoa 23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt hồi cuối năm ngoái như một giọt nước làm tràn ly khiến người dân Ấn Độ phẫn nộ xuống đường biểu tình. Cũng từ đó, một số điều luật mới ra đời nhằm bảo vệ phụ nữ nước này.

Thách thức văn hóa

Đáng chú ý là vào tháng 4 vừa qua, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua luật chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong bối cảnh ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bán lẻ - nơi vốn là “lãnh địa” của nam giới. Chỉ tính riêng tại TP Hyderabad, số lượng nữ nhân viên văn phòng đã tăng gấp 3 trong vòng 1 thập kỷ qua.
img
Một buổi giới thiệu luật chống quấy rối tình dục ở Công ty Nacre Software Services tại Hyderabad - Ấn Độ Ảnh: The Washington Post

Tuy nhiên, cô Goswami Lira, chuyên gia của một công ty luật tại New Delhi, cho báo The Washington Post (Mỹ) biết yếu tố văn hóa chính là “tảng băng chìm” thách thức lớn nhất đối với phụ nữ Ấn Độ. Cô giải thích: “Khi phụ nữ bị quấy rối, gia đình thường khuyên họ im lặng bỏ qua. Làm to chuyện sẽ chỉ gây tiếng xấu cho chính cô gái. Đặc biệt, xã hội cũng khuyến khích nạn nhân che đậy các vụ quấy rối dù chúng diễn ra ngày càng nhiều”.

Tuy là tác nhân chính gây ra chuyện “đụng chạm” tại công sở Ấn Độ nhưng nam nhân viên thường được “bịt tai” trước các quy định pháp luật mới nêu trên. Cô Suman Sayani, tư vấn viên về luật chống quấy rối tính dục tại công sở, cho biết: “Một số công ty yêu cầu tôi chỉ giới thiệu luật cho nhân viên nữ. Việc phổ biến luật cho nam giới bị xem là vấn đề nhạy cảm và có thể gây không khí tiêu cực trong văn phòng”.

Phụ nữ khó tìm việc hơn?

Trước khi đạo luật ra đời, phần lớn phụ nữ cáo buộc đồng nghiệp nam cấp trên quấy rối thường phải ngậm ngùi rời bỏ công việc. Cô Shruti Konda, nhân viên một bệnh viện tư nhân ở Hyderabad, nhận xét: “Đối với văn hóa ở đây, có 2 thái cực nhìn nhận phụ nữ dám lên tiếng bảo vệ mình: hoặc là nạn nhân đáng thương hoặc là kẻ gây rối. Dù thế nào đi nữa, họ vẫn là chủ đề bàn tán và trêu chọc của nhân viên công ty”.

Tuy vậy, phụ nữ Ấn Độ ngày càng mạnh dạn lên tiếng chống trả. Cô Aruna Kumar, 36 tuổi, thư ký tại một trường cao đẳng ở New Delhi, đã phanh phui hành động khiếm nhã của hiệu trưởng 2 năm trước. Sau đó, cô bị chuyển sang bộ phận khác “ngồi chơi xơi nước”. Hiệu trưởng Sandeep Kumar Sharma cho đến giờ vẫn chối bỏ mọi lời cáo buộc nhưng cô Kumar không chịu thua mà còn khiếu nại ra cảnh sát. Mới đây, cô cùng hàng chục nhân viên nhà trường biểu tình phản đối việc sa thải một nữ trợ lý phòng thí nghiệm vì đứng ra tố cáo hiệu trưởng Sharma “động tay động chân”.

Đáng buồn là đạo luật mới có thể cản trở triển vọng tìm việc của phụ nữ. Ông Rajiv Chawla, nhà sản xuất linh kiện ô tô tại vùng ngoại ô Faridabad của New Delhi, lý giải: “Tiếng nói của phụ nữ Ấn Độ đang gia tăng sức ảnh hưởng kể từ khi luật pháp bảo vệ quyền lợi cho họ. Thế nhưng, để né những hình phạt nghiêm ngặt có thể làm danh tiếng và sự nghiệp của đàn ông tan tành theo mây khói, nhiều doanh nghiệp chọn cách... không thuê lao động nữ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo