So sánh về lực lượng, hải quân Ấn Độ hiện có 13 tàu ngầm điện diesel già cỗi và chỉ một nửa trong số đó có thể hoạt động do đã được tu bổ.
Trong khi đó, Trung Quốc ước tính có 60 tàu ngầm thông thường và 10 tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 3 tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân.
Trong khi Ấn Độ xây dựng lực lượng hải quân với 150 tàu chiến, kể cả 2 tàu sân bay, Trung Quốc đang có trong tay khoảng 800 tàu chiến.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã ra lệnh đẩy nhanh tiến trình đóng 6 tàu ngầm điện diesel trị giá ước tính 500 tỉ rupee, ngoài 6 chiếc tàu ngầm tương tự mà Hãng DCNS của Pháp đang lắp ráp tại cảng Mumbai để thay thế cho hạm đội hoạt động gần 30 năm và đã gặp một loạt tai nạn.
Trong khi đó, chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ - được trang bị đầu đạn hạt nhân và chạy thử vào tháng này - sẽ gia nhập hạm đội tàu ngầm nước này vào năm 2016.
Đồng thời, Ấn Độ cũng đàm phán với Nga để có thể thuê chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai.
Thêm vào đó, chính phủ Ấn Độ cũng đã liên hệ với tập đoàn công nghiệp Larsen & Toubro, đơn vị đã đóng thân của chiếc tàu ngầm thứ nhất cho nước này, về việc chế tạo thêm 2 tàu ngầm hạt nhân nữa.
Chỉ mấy tháng sau khi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo đường biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya, Trung Quốc đã cho tàu ngầm của mình xuất hiện ở Sri Lanka, nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam Ấn Độ.
Thêm vào đó, Trung Quốc cũng củng cố mối quan hệ với Maldives, quần đảo nằm ở Ấn Độ Dương.
Các động thái trên của Trung Quốc phản ánh quyết tâm tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương, tuyến đường thủy vận chuyển 4/5 lượng dầu nhập khẩu của Bắc Kinh, cũng như trùng với tình trạng căng thẳng leo thang ở biển Đông, nơi hải quân Trung Quốc thường bắt nạt các nước láng giềng.
Ông David Brewster, chuyên gia về chiến lược tại Đại học Quốc gia Úc, cho rằng Ấn Độ đang làm tất cả những gì có thể để khôi phục vị thế vượt trội của mình ở Ấn Độ Dương.
Theo đó, Ấn Độ có thể hợp tác về hải quân với Nhật Bản và Úc, đồng thời mở rộng căn cứ quân sự trên quần đảo Andaman, cách eo biển Malacca khoảng 140 km.
“Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương thì Ấn Độ sẽ cảm thấy cần phải phản ứng lại” – ông Brewster nhận định.
Trong khu vực, Úc đang lên kế hoạch mua đến 12 tàu ngầm của Nhật Bản; Đài Loan đang cố gắng có được công nghệ Mỹ để xây dựng một hạm đội tàu ngầm của riêng mình…
Nhật Bản cũng đang gia tăng số lượng tàu ngầm tấn công điện diesel từ 16 lên 22 chiếc trong thập niên tới.
Bình luận (0)