xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bà đầm thép” Ngozi Okonjo-Iweala

NGUYỄN CAO

Kỳ phùng địch thủ của bác sĩ Kim là “bà đầm thép” Ngozi Okonjo-Iweala, cựu phó chủ tịch và giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới

Đầu tháng 7 này, ai sẽ thay thế ông Robert Zoellick, đương kim chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) ? Ông Zoellick sẽ mãn nhiệm vào ngày 30-6 và ông không muốn kéo dài sự nghiệp tại WB. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong ngày 20-4 tới đây, sau khi 25 ủy viên hội đồng quản trị đại diện cho 187 nước thành viên WB bầu chọn tân chủ tịch.

img
Bà Ngozi Okonjo-Iweala. Ảnh: AP

20 năm ở WB

Lần đầu tiên trong lịch sử WB, có đến ba ứng cử viên chủ tịch. Đó là bác sĩ Jim Yong Kim, 52 tuổi, người Mỹ gốc Hàn Quốc; tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala; 57 tuổi người Nigeria và ông Jose Ocampo Antonio, 59 tuổi người Colombia.

Năm nay, dưới sức ép của các nền kinh tế mới nổi, tiêu chí duy nhất để chọn lãnh đạo WB là phẩm chất chứ không phải quốc tịch của ứng cử viên như các lần trước. Năm ngoái, 187 nước thành viên của WB đã quyết định như vậy nhằm thay đổi một điều luật bất thành văn đã lỗi thời, theo đó chủ tịch WB là một công dân Mỹ, còn chủ IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) là một công dân châu Âu.

Bà Okonjo-Iweala không phải là người xa lạ đối với WB. Bà từng làm giám đốc điều hành WB từ tháng 10-2007 đến tháng 7-2011. Trước đó, bà từng ngồi ghế phó chủ tịch WB thời chủ tịch James Wolfensohn và rời khỏi WB năm 2003 để về nước làm  bộ trưởng tài chính và sau đó làm ngoại trưởng theo yêu cầu của tổng thống Olusegun Obasanjo.

Tóm lại, tại tổng hành dinh WB ở Washington, bà Okonjo-Iweala là một gương mặt quen thuộc gần 20 năm với tư cách là chuyên viên kinh tế tốt nghiệp loại ưu cử nhân kinh tế Trường Đại học Harvard năm 1977 và tiến sĩ  phát triển kinh tế vùng tại Học viện Kỹ thuật Massachussetts (MIT) năm 1981.

Anh hùng chống tham nhũng

Tại quê nhà, bà Okonjo-Iweala được tôn vinh là nữ anh hùng chống tham nhũng, một “bà đầm thép” bởi làm việc gì cũng quyết liệt, không khoan nhượng. Năm 2003 trở về trước, Nigeria là quốc gia khét tiếng tham nhũng bậc nhất thế giới, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Nigeria vốn có dự trữ dầu thô lớn nhất ở lục địa châu Phi. Cho nên ổ tham những lớn nhất là dầu khí. Mỗi năm ước tính Nigeria bị thất thoát 15 tỉ USD do tham nhũng.

Được sự tín nhiệm của ông Olusegun Obasanjo, vị tổng thống dân sự Nigeria đầu tiên, bà Okonjo-Iweala bắt đầu tấn công tham nhũng từ ngành dầu khí. bà cho kiểm toán ngành dầu khí, công bố kết quả lên mạng để người dân biết Nigeria đã sản xuất được bao nhiêu và bán được bao nhiêu tiền.

Làm việc mỗi ngày từ 6 giờ đến 23 giờ, bà tuyên chiến với văn hóa “lại quả”, làm cho hai thẩm phán, ba bộ trưởng, hai phó đô đốc, một thống đốc bang, nhiều quan chức cao cấp hải quan mất chức. Bà đã đưa vào tù 500 người tổ chức lừa đảo thương mại quốc tế trên mạng từng làm ô danh chính quyền Nigeria.

Năm 2004, bà cho công khai ngân sách của chính phủ phân bổ xuống từng bang trên tờ báo quốc gia. Báo bán chạy như tôm tươi mặc dù toàn là số liệu khô khan. Dựa theo số liệu này, người dân chất vấn chính quyền địa phương theo kiểu “một tháng chính quyền được phân bổ 300.000 USD, vậy tại sao lớp học không có phấn, giáo viên bị nợ lương và đường sá đầy “ổ trâu” và “ổ voi”?”

“Bà đầm thép” không chỉ chăm bẵm việc chống tham nhũng. Chủ trương “không thể chỉ chống mà không xây”, bà tư hữu hóa ngành luyện thép làm ăn lỗ lã, giảm thuế nhập khẩu, bãi bỏ những hạn chế trong ngành viễn thông, nâng số thuê bao điện thoại bàn từ 450.000 lên 16 triệu. Bà cải cách ngành ngân hàng, bảo hiểm, thuế thu nhập, ngoại hối và lương hưu. Công chức được nâng lương nhưng bị cắt bổng lộc.
img
Bà Okonjo-Iweala tại một cuộc họp G20 ở Hàn Quốc  tháng 4-2010 với tư cách là giám đốc điều hành WB. Ảnh: Getty Images

Câu chuyện xóa nợ

Tài ngoại giao của bà đã được minh chứng bằng câu chuyện sau đây: Năm 2005, Nigeria nợ các nước phương tây 30 tỉ USD. Mặc dù là nước xuất khẩu dầu thô song Nigeria vẫn là một nước nghèo, với 130 triệu dân có thu nhập bình quân đầu người/ngày chưa đến 0,6 USD. Khi bà đi gặp các bộ trưởng tài chính G8, các vị này đều né tránh.

Thế nhưng cuối cùng, họ cũng xiêu lòng khi bà nói với họ: “Coi kìa, tôi đâu có đòi hỏi gì ở các ông. Chúng tôi đang thực hiện một chương trình cải cách sâu rộng. Các vị chẳng cần làm gì cả, hãy coi chúng tôi làm ăn ra sao rồi 18 tháng sau, nếu quý vị tin rằng chúng tôi làm tốt, chúng tôi sẽ trở lại đàm phán về chuyện nợ nần”.

Sau đó, bà trở lại đề nghị G8 xóa nợ 60%, số nợ còn lại (12 tỉ USD) Nigeria sẽ dùng tiền tiết kiệm từ cải cách ngân sách trả nốt. Chiến thuật của bà bị chỉ trích nhiều trong nước. Một số người Nigeria thắc mắc tại sao không xin xóa nợ 100%, còn tiền tiết kiệm dùng để xóa đói giảm nghèo có phải hơn không. Cuộc tranh luận thu hút chú ý cả nước nhưng cuối cùng 60% dân chúng ủng hộ bà.

Trên thực tế, theo nhận định của nhật báo Anh The Independent, bà Okonjo-Iweala đã đi một nước cờ rất khôn ngoan bởi nếu không đề nghị như vậy thì chưa chắc G8 đã chịu xóa nợ.

Kỳ tới: Khó vuột khỏi tay người Mỹ?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo