Theo kế hoạch gây ớn lạnh đó, Nga có thể tấn công vào núi lửa Snæfellsjökull ở Iceland cao gần 1,5 km để gây ra những trận sóng thần khổng lồ có khả năng nhấn chìm thủ đô Washington, D.C của Mỹ.
Đáng chú ý, số báo này đăng hình Tổng thống Nga Vladimir Putin ở ngay trang nhất.
Ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng ngay trên trang nhất tờ báo. Ảnh: EAST2WEST NEWS
Ngoài ra, một phương án tấn công khác nữa là tấn công bằng bom nhiệt hạch tương tự vào hòn đảo núi lửa Jan Mayen của Na Uy khiến cho Tây Âu ngập trong biển nước.
Tác giả bài báo nêu trên, ông Choro Tukembayev, một "khoa học gia và chuyên gia quân sự", khẳng định cuộc tấn công đầu tiên sẽ làm sụp đổ sườn phía Tây Nam của núi lửa Snæfellsjökull bằng một sức mạnh khiến cho hải lưu Gulf Stream (Dòng Vịnh) phải đảo ngược gây ngập lụt thủ đô nước Mỹ.
Núi lửa Snæfellsjökull của Iceland. Ảnh: EAST2WEST NEWS
Ông Tukembayev khẳng định ngọn núi lửa trên nằm ở điểm khởi đầu của một hệ thống kênh thiên nhiên và Washington cùng với vùng bờ biển phía Đông của Mỹ sẽ bị chìm dưới nước nếu núi lửa này bị phá hủy. "Hệ thống kênh thiên nhiên chạy xuyên qua Đại Tây Dương này tương tự một đường hầm với lối vào là núi lửa và lối ra là Washington" - bài báo xác nhận.
Bài báo nêu trên, với tựa đề "Sóng thần nhắm vào Washington", được xem là lời hưởng ứng một bài báo trước đây viết về "hành động phá hủy nước Mỹ" bằng những cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào siêu núi lửa Yellowstone hoặc bờ Tây nước Mỹ.
Một trận sóng thần khổng lồ tương tự cũng có thể xóa sạch nước Anh và phía Tây châu Âu.
Tác giả bài báo nêu trên, ông Choro Tukembayev. Ảnh: EAST2WEST NEWS
Tác giả bài báo khẳng định "sự phẫn nộ của Thần Sấm" có thể hướng về phía Amsterdam - Hà Lan một trận sóng thần khổng lồ bằng cách ném bom hủy diệt hòn đảo Jan Mayen nằm cách thủ đô Hà Lan 2.172 km.
Tuy nhiên, sau khi số báo phát hành, nhiều chuyên gia ở Nga đã lên tiếng chỉ trích gay gắt, đồng thời khẳng định rằng ý tưởng đó phản khoa học và vô trách nhiệm.
Bình luận (0)