xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo cáo rửa tiền tăng vọt

NGÔ SINH

Số lượng các vụ chuyển tiền đáng ngờ tại các nước xảy ra cuộc nổi dậy chống chế độ ở Bắc Phi và Trung Đông đã tăng chóng mặt

Sự thay đổi một loạt chế độ ở Bắc Phi từ đầu năm 2011 dẫn đến tình trạng gia tăng mạnh các trường hợp chuyển tiền đáng ngờ trong khu vực này. Tư liệu mới nhất cho thấy giá trị các vụ rửa tiền ở Thụy Sĩ năm 2011 đã tăng lên con số kỷ lục 3,28 tỉ franc Thụy Sĩ (SFr), tức tăng khoảng 287% so với 847 triệu SFr năm trước đó.

Năm 2010: Không có báo cáo nào

Căn cứ vào bản tường trình của Văn phòng Báo cáo rửa tiền Thụy Sĩ (MROS), con số các bản báo cáo về các vụ chuyển tiền đáng ngờ ở Thụy Sĩ đã tăng 40%, lên đến 1.625. Khoảng 2/3 vụ được các ngân hàng báo cáo, chiếm 1.080 trong số 1.625 vụ gửi cho MROS.

Bản tường trình của MROS viết: “Nguyên nhân chính của tình trạng gia tăng vừa nêu là do nhiều giao dịch làm ăn đã diễn ra sau các sự kiện chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi”. Bị mang tiếng là nơi lưu giữ các tài sản bất hợp pháp, Thụy Sĩ đã nhanh chóng quyết định đóng băng tài sản của các nhà lãnh đạo sau khi chế độ của họ sụp đổ, như Zine el Abidine Ben Ali ở Tunisia, Hosni Mubarak ở Ai Cập, Muammar Gaddafi ở Libya.
 
Nhà chức trách Thụy Sĩ tiết lộ họ đã ngăn chặn số tài sản trị giá 830 triệu SFr liên quan đến các chế độ trên, đồng thời mở các cuộc điều tra về những  cáo buộc rửa tiền và tội phạm có tổ chức ở Tunisia và Ai Cập.
 
img
Hai ông Bashar al-Assad ở Syria (trái) và Ben Ali ở Tunisia - người còn tại vị, kẻ đã ra đi -
đều có tài sản tại nước ngoài. Ảnh: CNN

Theo báo Neue Ziircher Zeitung (Đức), đa số các bản báo cáo rửa tiền liên quan đến Ai Cập, Syria, Tunisia và Libya. Đáng chú ý là trong năm 2010 không có bản báo cáo nào liên quan đến các quốc gia vừa nêu. Từ đó, các nhà phân tích kết luận rằng  các sự kiện chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông đã góp phần đáng kể vào sự tăng vọt này.

Đóng băng tiền của Assad

Trong mấy năm gần đây, Thụy Sĩ đã ban hành nhiều đạo luật nghiêm ngặt về rửa tiền. Viện Công tố Thụy Sĩ cho biết đã mở cuộc điều tra hình sự đối với một số công dân Syria và Libya vì tình nghi rửa tiền. Người phát ngôn Jeannette Balmer tiết lộ rằng nhà chức trách Thụy Sĩ đã nhận được báo cáo liên quan đến Syria và Libya từ cơ quan chống rửa tiền nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể.

Báo NZZ am Sonntag đưa tin: Trong trường hợp Syria, Thụy Sĩ đã tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến tài sản thuộc về những người thân cận với Tổng thống Bashar al-Assad, được gửi vào các ngân hàng ở phía Tây Thụy Sĩ. Cũng theo tờ báo trên, vẫn chưa rõ ai và số tiền bao nhiêu được điều tra cũng như liệu các tài khoản này có bị đóng băng hay không.

Cho đến nay, Thụy Sĩ đã đóng băng 50 triệu SFr thuộc về ông Assad và các quan chức hàng đầu khác của Syria. Năm trước, các công tố viên Thụy Sĩ đã đóng băng 3 triệu euro gửi trong một ngân hàng ở Geneva dưới tên Hafez Makhlouf, một người cháu của ông Assad, do nghi rửa tiền. Tuy nhiên, số tiền này đã được giải tỏa sau khi Makhlouf kháng cáo, đồng thời cho biết đã gửi nó trước khi Thụy Sĩ áp đặt lệnh trừng phạt vào tháng 5-2011 sau khi chính phủ Syria ra tay đàn áp cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad.

Sung công tài sản Ben Ali

Theo kênh truyền hình Press TV, nhà chức trách Tunisia đã quyết tâm tịch thu tài sản ở nước ngoài của  cựu tổng thống Zine El Abidine Ben Ali và người thân của ông ta. Ông Ben Ali và thuộc hạ được cho là sở hữu hàng tỉ USD gửi ở châu Âu, Bắc Mỹ và các nước Ả Rập.

“Thật khó ước tính giá trị thực sự tài sản của nhà độc tài này bởi ông ta đã thu vén trong suốt hơn 23 năm cầm quyền. Thuộc hạ của ông ta cũng có tài sản ở khắp nơi mà chúng tôi đang cố tịch thu. Chúng tôi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng  cần sự cộng tác hơn nữa từ phương Tây và các quốc gia Ả Rập” - ông Najib Hnen, Chủ tịch Ủy ban Sung công Tunisia, khẳng định.

Ngoài ra, ông Hnen tin rằng phe phái của vị tổng thống bị lật đổ có một mạng lưới bất hợp pháp ở ngoài nước giúp cho việc mua tài sản thuận tiện hơn. Do đó, ông nhấn mạnh đến sự khó khăn của việc thu hồi số tài sản được mua bằng tiền của nhân dân Tunisia kể trên.  

Bên cạnh đó, luật sư quốc tế Hedi Hechmi, người đã từng tham gia nhiều vụ sung công, nhận định tài sản ở nước ngoài của ông Ben Ali và gia đình được che giấu bởi một hệ thống rửa tiền vốn được một số nước phương Tây và Ả Rập hậu thuẫn. Các nhà quan sát tin rằng Tunisia sẽ không thể khôi phục được số tiền đã bị tước đoạt nếu như sự cộng tác giữa Ủy ban Sung công và các nước không phát triển thành mối quan hệ đối tác thực sự phục vụ vì quyền lợi của nhân dân.

Luật sư Hechmi nhận định: “Nhiều quốc gia, trong đó có vài nước Ả Rập, biết rằng hành vi rửa tiền là phi pháp nhưng họ bảo vệ hệ thống này để duy trì quyền lợi của mình. Ben Ali có tài sản ở Ả Rập Saudi, Qatar, Canada và Mỹ. Không thể sung công bất cứ gì ở nước ngoài nếu như các chính phủ ở đó từ chối cộng tác”.

Trong khi chính phủ Tunisia tiếp tục nỗ lực lấy lại những gì là tài sản của nước này,  một số quốc gia phương Tây và Ả Rập dường như chần chừ trong việc trợ giúp thực hiện tiến trình pháp lý.

Kỳ tới: Thủ đoạn của bọn buôn ma túy

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo