xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắt tàu Anh, Iran gửi thông điệp đến Mỹ

XUÂN MAI

Chiến lược của Iran là thúc đẩy châu Âu và cộng đồng quốc tế buộc Mỹ thay đổi chính sách

Hãng tin Fars (Iran) hôm 20-7 dẫn lời một quan chức Iran cho biết tàu chở dầu Stena Impero treo cờ Anh đã dính líu vào một vụ tai nạn với tàu cá nước này trước khi bị bắt giữ một ngày trước đó. Con tàu hiện ở cảng Bandar Abbas và tất cả 23 thủy thủ vẫn ở lại trên tàu cho đến khi cuộc điều tra kết thúc.

"Tàu chở dầu có liên quan đến một vụ tai nạn với tàu cá Iran. Khi tàu cá phát tín hiệu cầu cứu, tàu mang cờ Anh đã phớt lờ" - ông Allahmorad Afifipour, người đứng đầu Tổ chức Hàng hải và Cảng ở tỉnh Hormozgan - Iran, cho hay. Trước đó, theo đài CNN, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) nói con tàu bị bắt do "không tôn trọng các quy tắc hàng hải quốc tế".

Công ty Stena Bulk (Thụy Điển) điều hành tàu chở dầu Stena Impero khẳng định con tàu tuân thủ hoàn toàn các quy định hàng hải quốc tế và cho hay không còn liên lạc được với con tàu. Anh lập tức có phản ứng cứng rắn khi cảnh báo Iran sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng nếu không thả tàu chở dầu nói trên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt tuyên bố nước này không xem xét giải pháp quân sự mà muốn giải quyết vụ việc thông qua con đường ngoại giao.

Bắt tàu Anh, Iran gửi thông điệp đến Mỹ - Ảnh 1.

Tàu Stena Impero bị Iran bắt giữ hôm 19-7 Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ thảo luận với Anh về vụ việc. Giữa lúc căng thẳng với Iran đang tăng, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch thực hiện chiến dịch hàng hải đa quốc gia ở khu vực này và gửi thêm quân tới Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, tướng Robert P. Ashley Jr., Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, dường như muốn giảm nhẹ động thái mới nhất của Iran khi cho rằng đây là phản ứng có thể lường trước được đối với việc Anh bắt giữ một tàu chở dầu Iran gần Gibraltar trước đó.

Theo đài RT, việc Iran bắt giữ tàu chở dầu treo cờ Anh ở eo biển Hormuz là dấu hiệu cho thấy Tehran không còn kiên nhẫn trước việc châu Âu không làm gì kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm ngoái. Ông Hamed Mousavi, chuyên gia tại Trường ĐH Tehran (Iran), cho biết từ trước tháng 5-2019, Iran đã cực kỳ kiềm chế bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và sự thất vọng khi châu Âu không làm gì để bù đắp những tổn thất do trừng phạt gây ra.

Cũng theo ông Mousavi, Iran giờ đây muốn gửi thông điệp rõ ràng đến Anh và Mỹ, theo đó, Tehran có các phương tiện và sức mạnh để đối phó với sức ép và sự khiêu khích của phương Tây. Ngoài ra, hành động của Iran còn nhằm phản ứng trước sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Đông.

Trong khi đó, một số chuyên gia khác cho rằng bằng cách leo thang nguy cơ xung đột ở eo biển Hormuz, Iran có thể tận dụng điều này làm đòn bẩy và quân bài mặc cả trong trường hợp đàm phán với Mỹ được nối lại. Theo họ, chiến lược của Iran là thúc đẩy châu Âu và cộng đồng quốc tế buộc Mỹ thay đổi chính sách nhưng vẫn còn quá sớm để biết liệu canh bạc này có thành công hay không. 

Nga lo ngại

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa bày tỏ nỗi quan ngại sâu sắc về cuộc đối đầu Mỹ - Iran hiện nay. "Căng thẳng này khiến chúng tôi lo ngại vì nó xảy ra gần biên giới của Nga. Nó có thể gây bất ổn tình hình quanh Iran, ảnh hưởng một vài nước mà Nga có quan hệ rất gần gũi, khiến gia tăng dòng người tị nạn cùng với việc gây ra thiệt hại đáng kể đối với nền kinh tế thế giới cũng như ngành năng lượng toàn cầu" - ông Putin trả lời trong cuộc phỏng vấn được đăng tải hôm 19-7. Ngoài ra, theo hãng thông tấn Tass (Nga), nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moscow hoan nghênh bất kỳ động thái cải thiện nào trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran vì việc leo thang căng thẳng không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Konstantin Kosachev, cảnh báo việc tàu chở dầu Stena Impero bị Iran giam giữ có thể trở thành cái cớ cho việc sử dụng vũ lực. Ông Kosachev thúc giục các bên liên quan kiềm chế và tìm giải pháp ngoại giao cho vụ việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo