xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bẫy “lằn ranh đỏ” ở Syria

HOÀNG PHƯƠNG

Một số đồng minh của Mỹ ở Trung Đông lâu nay vẫn muốn lôi kéo Washington vào cuộc chiến với chính quyền ông Assad

Sau khi Mỹ không kích một căn cứ không quân của Syria vào tuần rồi với lý do Damascus đã vượt “lằn ranh đỏ” khi “sử dụng vũ khí hóa học”, các đồng minh của Tổng thống Bashar al-Assad cũng đưa ra cáo buộc tương tự.

Nguy cơ chiến tranh Mỹ - Nga

Tuyên bố chung hôm 9-4 của một trung tâm chỉ huy chung tại Syria - tập hợp lực lượng Nga, Iran và các tay súng Shiite do phong trào Hezbollah ở Lebanon đứng đầu - cảnh báo vụ không kích diễn ra 2 ngày trước đó đã “vượt lằn ranh đỏ” và họ sẽ đáp trả với bất kỳ hành động xâm phạm mới nào của Mỹ cũng như tăng cường hỗ trợ ông Assad.

Dù tuyên bố không nói rõ Washington sẽ phải đối mặt những phản ứng gì nếu lại vượt “lằn ranh đỏ” song cộng đồng quốc tế không khỏi lo lắng về một bước đi hoặc tính toán sai lầm.


Một máy bay Syria bị phá hủy sau vụ không kích của Mỹ Ảnh: Sputnik

Một máy bay Syria bị phá hủy sau vụ không kích của Mỹ Ảnh: Sputnik

Những người ủng hộ quyết định không kích của Tổng thống Donald Trump hy vọng ông Assad và các đồng minh không còn xem nhẹ sức mạnh quân sự của Mỹ hoặc phớt lờ cảnh báo về các vụ không kích tương tự trong thời gian tới.

Ông Andrew Exum, từng là phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách chính sách Trung Đông thời Tổng thống Barack Obama, viết trên trang Atlantic rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson giờ đây có thể bước vào bàn đàm phán về số phận ông Assad, nếu có, với vị thế gia tăng bởi ai cũng biết ông Trump “sẵn sàng sử dụng vũ lực”.

Trái lại, nhiều người lo ngại vụ không kích có nguy cơ dẫn đến chiến tranh với Nga. Trong phản ứng tức thì sau vụ không kích, Moscow cắt đứt đường dây nóng với Washington - được thiết lập để ngăn các vụ đụng độ không đáng có giữa lực lượng hai nước trên bầu trời Syria. Một tàu chiến Nga cũng được lệnh đi vào vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, nơi hai khu trục hạm Mỹ - USS Ross và USS Porter - vừa dội 59 quả tên lửa Tomahawk xuống căn cứ Syria. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đăng trên Facebook cảnh báo Mỹ “đang bên bờ vực xung đột quân sự với Nga”.

Washington chưa thay đổi chính sách

Dù vậy, có những dấu hiệu cho thấy cả Mỹ và Nga đều nỗ lực tránh để tranh cãi liên quan đến Syria leo thang vượt tầm kiểm soát. Lầu Năm Góc nhanh chóng kêu gọi Nga duy trì các kênh liên lạc quân sự nhằm bảo đảm an toàn bay ở Syria. Nga cũng không hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, dự kiến diễn ra trong ngày 11 và 12-4 với nội dung thảo luận hàng đầu là tình hình Syria và số phận ông Assad.

Tờ Sydney Morning Herald (Úc) cảnh báo nếu chuyến đi không đạt kết quả tích cực, nguy cơ hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới “căng” thêm là khó tránh.

Một khi danh sách mục tiêu của Mỹ tại Syria càng dài ra (ngăn chặn sự phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học, chấm dứt tàn sát và đổ máu, lật đổ ông Assad, tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, loại bỏ ảnh hưởng của Iran…), Washington cũng đối mặt sức ép ngày một tăng trong việc đẩy mạnh hành động quân sự ở đó. Đây là điều hợp ý với một số đồng minh của Mỹ ở khu vực bởi những nước này lâu nay vẫn muốn lôi kéo Washington vào cuộc chiến với chế độ ông Assad.

Nếu Mỹ đi theo con đường như thế, viễn cảnh về một cuộc đối đầu quân sự với Nga là có thật. Moscow đang triển khai vài ngàn quân nhân tại các căn cứ quân sự chính ở Syria, bên cạnh một số hệ thống phòng không tinh vi bậc nhất thế giới. Chưa hết, máy bay Nga còn đang “trông coi” bầu trời Syria. Vì thế, bất kỳ chiến dịch quân sự mở rộng nào của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân và các cơ sở chỉ huy ở Syria đều có nguy cơ gây thương vong cho binh sĩ Nga dưới mặt đất.

Ngay cả giải pháp thiết lập vùng cấm bay cũng có rủi ro tương tự vì bước đi này có thể đòi hỏi vô hiệu hóa hệ thống phòng không Syria và Nga cũng như dẫn đến các vụ đụng độ trên không giữa máy bay Mỹ và Nga.

Chưa hết, Damascus và Moscow có khả năng trả đũa bằng cách không kích các vị trí của phe nổi dậy ở miền Bắc Syria, nơi gần 1.000 binh sĩ Mỹ đang trú đóng. Điều này không chỉ khiến tính mạng binh sĩ Mỹ bị đe dọa mà còn cản trở chiến dịch tái chiếm thành trì Raqqa từ tay IS đang diễn ra.

Dù vậy, theo Reuters, phạm vi tấn công hạn chế của vụ không kích mới đây càng củng cố quan điểm của Syria và các đồng minh rằng Mỹ vẫn không mấy mặn mà với việc có hành động mạnh mẽ cần thiết để đánh bại ông Assad. Một quan chức cấp cao trong liên minh ủng hộ ông Assad cho rằng họ vẫn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể trong hướng tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề Syria vì cho rằng Washington không muốn dính vào rắc rối lớn với Moscow.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo