xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biển Đông trước ngày phán quyết

P.Nghĩa (Tổng hợp)

(NLĐO) – Càng đến gần thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông (ngày 12-7), vùng biển này càng nóng bỏng.

Là nước bị kiện nên không có gì lạ khi Trung Quốc "khua chuông gõ trống" trên biển Đông ầm ĩ nhất. Ngược đời ở chỗ trên mặt trận ngoại giao, nước này luôn ra vẻ mình bị chèn ép song mặt khác, lại không ngần ngại khoe khoang sức mạnh.

Trung Quốc tập trận, Mỹ điều tàu sân bay

Hôm 10-7, kênh truyền hình nhà nước CCTV cùng hàng loạt phương tiện truyền thông đại lục đưa tin Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận, trong đó bắn tên lửa thật ở biển Đông.

Hình ảnh do CCTV đăng tải cho thấy máy bay chiến đấu, tàu trang bị tên lửa, trực thăng cất cánh và tàu ngầm nổi trên mặt nước giống như hành động phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Địa điểm tập trận gần tỉnh đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), bắt đầu từ ngày 8-7.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng mô tả đây là cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất từng được tổ chức ở biển Đông. Theo trang PLA Daily, nội dung tập trận bao gồm các hoạt động kiểm soát không lưu, hải chiến và tác chiến chống ngầm.

Trung Quốc tập trận phóng tên lửa thật ở biển Đông. Ảnh: SHANGHAIIST
Trung Quốc tập trận phóng tên lửa thật ở biển Đông. Ảnh: SHANGHAIIST

Antony Wong Dong, một quan sát viên quân sự đến từ Macau, nhận xét: “Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) luôn nói rằng các cuộc tập trận của họ không nhằm vào bên thứ ba. Nhưng tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đang đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tập trận và chỉ huy tập trận là những lãnh đạo hàng đầu của quân đội, giả định Hải quân Mỹ là mục tiêu tưởng tượng”.

Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động “xâm phạm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa” của Trung Quốc sau khi nhận được thông tin về cuộc tập trận nói trên.

Lặng lẽ hơn nhưng được chú ý không kém là động thái của Mỹ. Trong vòng 2 tuần qua, Mỹ - một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất việc Trung Quốc quân sự hóa biển Đông – đã điều 3 tàu khu trục Spruance, Momsen và Stethem tuần tra thường xuyên trong phạm vi 14-20 hải lý quanh quần đảo Trường Sa (cũng thuộc chủ quyền Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (Philippines tuyên bố kiểm soát nhưng bị Trung Quốc chiếm từ năm 2012).

Song song đó, cụm tàu sân bay chiến đấu USS Ronald Reagan đang có mặt ở biển Đông. Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, trung úy Clint Ramsden, tiết lộ các cuộc tuần tra là một phần của kế hoạch hiện diện thường xuyên tại khu vực Tây Thái Bình Dương của Mỹ.

Trung Quốc "vừa đấm, vừa xoa" Philippines

Một mặt không tham gia và phản đối phán quyết của PCA (công bố vào ngày 12-7), Trung Quốc mặt khác kêu gọi Philippines bỏ qua vụ kiện để ngồi vào bàn đàm phán, giải quyết song phương.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming tuyên bố với Reuters gần đây: ““Chúng tôi không biết cũng như không quan tâm nếu PCA ra phán quyết. Đó là quyết định sai lầm. Nó không có tác động đối với chủ quyền của Trung Quốc tại các bãi đá, đảo nhân tạo. Chúng tôi sẽ không tranh cãi ở tòa án nhưng chắc chắn sẽ chiến đấu cho chủ quyền của đất nước”

Bên cạnh việc bác bỏ quyền tài phán của PCA và công kích Mỹ, Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc họp với một số nhà ngoại giao và phóng viên để rêu rao quan điểm của mình về vấn đề biển Đông.

Các chuyên gia nước này gợi ý rằng Bắc Kinh nên xem xét rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS, Trung Quốc tham gia từ năm 1996) nếu bị PCA ra phán quyết bất lợi. Có thông tin Bắc Kinh đã bắn tiếng cho các nhà ngoại giao ASEAN về khả năng vừa nêu nhưng sau đó lên tiếng bác bỏ.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm 7-7. Ảnh: AP
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm 7-7. Ảnh: AP

Trong tuần qua, nhân chuyến thăm của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon tới Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc muốn tranh thủ sự ủng hộ trực tiếp của ông liên quan tới vụ kiện của Philippines nhưng dường như đã thất bại.

Tại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 7-7, Tổng thư ký Ban cho biết ông không thể bình luận về các vụ việc của PCA nhưng kêu gọi giải quyết những khác biệt một cách hòa bình, tránh leo thang căng thẳng hoặc hiểu lầm có thể đặt an ninh và sự phát triển trong khu vực vào vòng nguy hiểm.

Trước hành động gửi 2 nhóm tàu sân bay chiến đấu quanh biển Đông của Mỹ, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh phải nâng cao khả năng răn đe quân sự và sẵn sàng cho bất kỳ một cuộc đối đầu vũ trang nào ở vùng biển quốc tế này.

Ngoài các hành động phản đối kịch liệt, Trung Quốc còn lên án Philippines “đơn phương khởi kiện” và “dụ dỗ” nếu Manila bỏ qua phán quyết của PCA, Bắc Kinh sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán song phương.

Thêm vào đó, 5 ngày trước khi PCA ra phán quyết chính thức, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa bất ngờ tới Điện Malacañang để gặp Tổng thống Rodrigo Duterte.

Người phát ngôn của nhà lãnh đạo Philippines Ernesto Abella cho biết ông Trương đã “truyền đạt lời chúc mừng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc Tổng thống Duterte tuyên thệ nhậm chức vào ngày 30-6 vừa qua”. Tuy nhiên, chi tiết cuộc họp không được tiết lộ.

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: CNN PHILIPPINES
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: CNN PHILIPPINES

Philippines âm thầm chờ đợi

Trái với một Trung Quốc tìm đủ mọi cách để bác bỏ thẩm quyền của PCA cũng như tranh thủ sự ủng hộ của càng nhiều nước càng tốt, Philippines đang kiên nhẫn chờ đợi thời điểm PCA ra phán quyết. Tân tổng thống Duterte từng khẳng định Manila chỉ nói chuyện với Bắc Kinh sau khi có phán quyết của PCA.

Hôm 9-7, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói rõ quan điểm của nước này với Trung Quốc về khả năng thăm dò dầu khí cùng các nguồn tài nguyên khác ở biển Đông ngay cả khi Manila thắng kiện. “Chúng ta phải chờ đợi phán quyết rồi nghiên cứu và phân tích ý nghĩa của nó” – ông Yasay đính chính trong một tin nhắn gửi trang GMA News Online.

Trước đó, Ngoại trưởng Philippines cho rằng hãng tin Pháp AFP trích sai lời ông khi phỏng vấn thành “Tổng thống Duterte hy vọng nhanh chóng bắt đầu cuộc đàm phán trực tiếp với Trung Quốc sau phán quyết của PCA, bao gồm đàm phán về khai thác khí đốt tự nhiên và ngư trường trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo