Trước đó, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông lên án những người biểu tình phạm luật, tấn công trụ sở công quyền.
Người biểu tình kết thúc cuộc tuần hành tại Tây Cửu Long, ga tàu điện cao tốc nối liền Hồng Kông với 44 thành phố ở Trung Quốc đại lục. Theo hãng tin AP, người biểu tình chọn nhà ga này vì muốn giải thích phong trào của họ với người dân đại lục vốn bị hạn chế thông tin về cuộc phản đối chính quyền của họ. Cứ 9 giờ lại có một chuyến tàu đi Bắc Kinh. Khoảng 55.000 hành khách đi tàu cao tốc Hồng Kông mỗi ngày.
Những người phản đối dự luật dẫn độ kéo đến nhà ga tàu cao tốc Tây Cửu Long hôm 7-7 Ảnh: REUTERS
Đáng chú ý, đám đông tụ tập lần nay hầu hết là giới trẻ nhưng cũng có người trung niên và người lớn tuổi. Ngoài kêu gọi hoàn toàn hủy bỏ dự luật mà chính quyền đã tạm hoãn sau khi nổ ra các cuộc phản đối trước đây, lần này người biểu tình còn thúc giục chính quyền thực hiện cải cách dân chủ.
Nhà ga này, khánh thành vào tháng 9 năm ngoái, được xem là một nguồn gây tranh cãi, khi hành khách phải qua trạm kiểm soát về nhập cư và hải quan Trung Quốc bên trong. Một số nhà lập pháp đối lập cho biết việc luật pháp Trung Quốc áp dụng trong khu vực nhập cư vi phạm thỏa thuận trao cho Hồng Kông hệ thống luật pháp riêng.
Bình luận (0)